OCOP động lực xây dựng nông thôn mới huyện Đắk R’lấp

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống người dân. Là một trong những chương trình chuyên đề quan trọng để xây dựng nông thôn mới của huyện, mang lại nhiều lợi ích và cơ hội mới cho cộng đồng.

Chương trình OCOP được phát triển với sự tham gia của nhiều hộ dân và các tổ chức hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện. Qua đó, các sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương được phát triển và quảng bá, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Huyện Đắk R’lấp đã xác định rõ các sản phẩm tiềm năng như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, trái cây và các sản phẩm chế biến từ nông sản, giúp người dân nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
                 OCOP động lực xây dựng nông thôn mới huyện Đắk R’lấp
                          Cà phê, hồ tiêu là hai cây trồng chủ  lực của huyện Đắk R’lấp
Để đưa mục tiêu sớm thành hiện thực, bằng nhiều nguồn vốn, chương trình dự án, nhất là vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia như nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, huyện đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, huấn luyện cho người dân về kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm.
Đồng thời, huyện cũng đã hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm nông sản trong và ngoài tỉnh. Những hoạt động này không chỉ giúp người dân nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất sản phẩm mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Một trong những điểm nổi bật của Chương trình OCOP tại Đắk R’lấp là nguồn khuyến khích phát triển các sản phẩm mang thương hiệu địa phương. Nhiều sản phẩm đã được chứng nhận và gắn nhãn OCOP, từ đó tạo ra sự tin tưởng và uy tín trong mắt người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp, chương trình còn cung cấp phát triển du lịch nông thôn, góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch độc lập, thu hút khách du lịch đến trải nghiệm.
                OCOP động lực xây dựng nông thôn mới huyện Đắk R’lấp
                          Cà phê Toàn Hằng,  sản phẩm OCOP nổi bật của huyện Đắk R’lấp
Chương trình OCOP không chỉ là động lực cho sự phát triển kinh tế mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk R’lấp. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái là những mục tiêu mà chương trình hướng tới. Chương trình đã tạo ra một phong trào mạnh mẽ trong cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, từ đó hình thành những giá trị bền vững để phát triển địa phương.
Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay, huyện Đắk R’lấp đã có 12 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 và 4 sao.
Hiện nay, huyện đã hỗ trợ cho các chủ thể với kinh phí trên 600 triệu đồng. Các chủ thể OCOP của huyện Đắk R’lấp đầu tư nhà xưởng, máy móc hiện đại phục vụ chế biến Chương trình OCOP đã góp phần phát triển các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương. Từ đó, thúc đẩy liên kết, hợp tác trong sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức kinh tế, nhất là các HTX. Việc tổ chức sản xuất đã quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu…
Các chủ thể từng bước tăng quy mô, cải thiện mô hình tổ chức quản lý, không ngừng cải tiến về chất lượng, tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Theo ông Lê Văn Hoàn, Giám đốc HTX Hoàn Phương, xã Đắk Wer, xã viên HTX đã chú  trọng sản xuất cà phê theo hướng sạch, an toàn từ nhiều năm nay. Cùng với đó, từ 5 năm nay, HTX đầu tư máy móc phục vụ việc chế biến sản phẩm cà phê bột.
                   OCOP động lực xây dựng nông thôn mới huyện Đắk R’lấp
Cà phê Hoàn Phương sản phẩm OCOP 3 sao được sản xuất từ mô hình hợp tác xã, liên kết với nông dân địa phương
Hiện HTX có một số dòng sản phẩm phục vụ theo nhu cầu khách hàng như honey, natural. “Việc chế biến sản phẩm của doanh nghiệp được phát triển theo hướng cà phê thật, nguyên chất với câu khẩu hiệu “tìm về hương vị cà phê thật”. Tức không bị pha trộn, hạt cà phê được tuyển chọn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Cà phê bột Hoàn Phương mới được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm đạt OCOP 3 sao”. Sản phẩm của HTX đang bán chủ yếu trên các kênh như Zalo, Facebook, sàn thương mại điện tử và qua các đại lý trong và ngoài tỉnh.
Theo ông Võ Ngọc Anh, Quyền Chủ tịch UBND xã Đắk Wer, HTX Hoàn Phương là một trong những hợp tác xã hoạt động hiệu quả. HTX góp phần giúp địa phương đạt được một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới như về liên kết theo chuỗi giá trị, thu nhập người dân.
Theo ghi nhận, Chương trình OCOP tại Đắk R’lấp đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Các sản phẩm sau khi được công nhận tăng doanh thu khoảng 10 – 30%; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, với mức lương từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
               OCOP động lực xây dựng nông thôn mới huyện Đắk R’lấp
                            10/10 xã của huyện Đắk R’lấp đã đạt chuẩn nông thôn mới
Đánh giá theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đến nay huyện Đắk R’lấp đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể, đối với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, toàn huyện đạt 186/190 tiêu chí, trung bình mỗi xã đạt 18,6 tiêu chí/xã. Phấn đấu đến hết năm 2024 có 10/10 xã đáp ứng Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025. Đối với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, toàn huyện đạt được 131/190 tiêu chí. Trong đó 2 xã Đắk Wer và xã Nhân Cơ được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông công nhận xã đạt chuẩn nâng cao năm 2022 và năm 2023. Thị trấn Kiến Đức đã được công nhận chuẩn đô thị văn minh năm 2019. Đối với Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, đến nay toàn huyện đạt 8/9 tiêu chí với 35/36 chỉ tiêu
Theo ông Nguyễn Thành Nên, Trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện, Đắk R’lấp xác định phát triển chương trình OCOP là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ đó, chương trình góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn.
Đặc biệt, OCOP  là động  lực chính để các xã thực hiện hiệu quả nhóm chỉ tiêu “Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
Để nâng cao hiệu quả chương trình, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm sâu rộng trong toàn xã hội.
                   OCOP động lực xây dựng nông thôn mới huyện Đắk R’lấp
                         Đắk R’lấp có 2 xã là Nhân Cơ và Đắk Wer đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Huyện cùng với chủ thể, các doanh nghiệp, người dân khắc phục những điểm còn yếu của sản phẩm từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng. Trong đó, chú ý phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương; liên kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất gắn với thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương hiệu cấp tỉnh, quốc gia. Xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu OCOP của huyện trở thành thương hiệu mạnh trên phạm vi cả tỉnh và cả nước.
Với những kết quả đạt được từ Chương trình OCOP, huyện Đắk R’lấp đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong việc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương. Những nỗ lực này không chỉ góp phần vào sự phát triển của huyện mà còn tạo động lực cho toàn tỉnh Đắk Nông hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cư dân nông thôn.
                                                                                                                                HƯƠNG GIANG

Bài Viết Liên Quan

Back to top button