Xu thế của các sàn thương mại điện tử thế giới

Không phải ngẫu nhiên trang phục dân tộc truyền thống, lối diễn xuất dí dỏm, hài hước và nội dung livestream hấp dẫn là để cung cấp tới người mua những thông tin về sản phẩm, quy trình sản xuất, cách sử dụng và chế biến nông sản OCOP. Có KOLs người Việt có thể bỏ túi 220 triệu đồng cho 90 phút livestream, tài khoản Tiktok Hoa Thịt Chua có hơn 325 nghìn lượt người theo dõi, các video đăng tải của chị đều có số lượt người xem cao.

Omni Shopper (mua sắm đa kênh) 

Sau đại dịch Covid-19, Omni Shopper (mua sắm đa kênh) đã trở thành xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Đối với những quốc gia thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, tỷ lệ này lên đến hơn 95%. Tại Việt Nam, nghiên cứu của NielsenIQ cho thấy khoảng 57% người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm theo xu thế Omni Shopper.
Xu thế của các sàn thương mại điện tử thế giới
Omnichannel – xu thế mua sắm mới. (Nguồn ảnh: Sapo)

Tuy nhiên, phần lớn thị phần thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam lại nằm trong tay các đại gia Shopee (chiếm khoảng 72.8%),  Lazada (chiếm khoảng 20%), Tiki, Sendo, Tiktok Shop,… Đặc biệt, Tiktok Shop, thuộc hệ sinh thái của Tiktok, vừa ra mắt tại Việt Nam vào năm 2022, chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt doanh số của Lazada hoạt động 10 năm tại Việt Nam. Với doanh số cỡ 300 tỷ đồng/ngày, Tiktok Shop thực sự đang là sàn TMĐT bùng nổ tại Việt Nam.

GS Hoàng Văn Châu, nguyên Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương nhận định: “Chúng ta đã chứng kiến sự dịch chuyển nhất định của nền kinh tế số, hoạt động mua sắm của người dùng trên sàn TMĐT giảm nhưng kênh mua sắm trên diễn đàn mạng xã hội và các ứng dụng mua hàng trên di động lại tăng mạnh. Cụ thể, trên diễn đàn mạng xã hội tăng từ 42% lên 65% và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động tăng từ 47% lên 63%”. 

Về góc độ nào đó, đây là tín hiệu vui khi các nhà sản xuất Việt Nam có thêm nhiều kênh bán hàng. Các công ty Việt, tùy thuộc vào ngành hàng, đối tượng mua hàng và điều kiện tài chính mà bạn có thể lựa chọn kinh doanh ở sàn giao dịch thương mại điện tử nào. Thực tế, nếu bán quần áo, mỹ phẩm thì Shopee và Lazada, vẫn là 2 sàn TMĐT lớn, có lượt truy cập nhiều và thường xuyên có nhiều ưu đãi, khuyến mại thu hút người tiêu dùng trở thành kênh bán hàng có sức hấp dẫn cả người bán lẫn người mua.

Xu thế của các sàn thương mại điện tử thế giới
Các sàn TMĐT phổ biến hiện nay. (Nguồn ảnh: Mắt Bão)

Nhưng nếu những sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam đang nằm các công ty nước ngoài đã khiến cho không ít người lo lắng. Nhất là khi Sách Trắng Thương mại điện tử năm 2022 ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu. Giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của người Việt sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo sẽ đạt 260- 285 USD/người trong năm nay cho thấy nếu không có những hướng đi đúng thị hiếu người tiêu dùng, khoảng cách giữa các sàn TMĐT với các “ông lớn” sẽ tiếp tục tăng.

Hướng đi của các sàn TMĐT Việt

Không còn cách nào khác, các sàn TMĐT Việt phải chấp nhận cuộc đua với các gã khổng lồ, có thể mạnh về cả về tiền bạc lẫn công nghệ. Họ phải nghiên cứu, tích hợp các ứng dụng AI, mạng 5G và mua sắm thông qua mạng xã hội, nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư hàng triệu USD tích hợp công nghệ VR và AR trên nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau để nâng cao trải nghiệm và tương tác với khách hàng.

Trong đó, thực tế ảo (VR – Virtual reality) có thể hiểu là một môi trường 3D mô phỏng, cho phép người dùng khám phá và tương tác với môi trường ảo xung quanh theo cách gần đúng với thực tế bằng các giác quan của người dùng, thông qua các thiết bị như mũ, tai nghe, kính thực tế ảo. Còn AR (Augmented Reality) hay còn gọi là công nghệ thực tế ảo tăng cường là công nghệ dùng để mô phỏng 1 vật thể ảo và con người có thể tương tác với vật thể đó trong môi trường thế giới thật.

Ông Hoàng Văn Ngọc, nhà sáng lập KTS GROUP khẳng định: “Xu hướng livestream(phát trực tiếp), thương mại giải trí… đang phát triển ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Ở một số thị trường lớn như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, những người sử dụng livestream không chỉ để giải trí mà còn bán hàng, mua sắm, quảng bá, các sàn TMĐT đang có xu thế mời KOLs giới thiệu sản phẩm”. Được biết cuối tháng 11 năm nay, khi bắt đầu mùa mua sắm, KTS Group dự báo sẽ trình làng sàn TMĐT thực tế ảo (VR360) và thực tế ảo tăng cường (AR) thế hệ mới cùng những tính năng ưu Việt.

Xu thế của các sàn thương mại điện tử thế giới
Trung tâm XTTM KTS MALL (Nguồn ảnh: KTS Mall)

Các xu thế này đang được phổ biến cả với phương án bán hàng truyền thống khu vực. Được biết, VivoCity là trung tâm mua sắm nằm ở khu HarbourFront của Bukit Merah, Singapore. Đây là trung tâm mua sắm lớn nhất ở Singapore, với tổng diện tích cho thuê là 99.987 m2 tự hào khi có cả nhà hát. ION Orchard,  một trung tâm mua sắm khác Singapore có diện tích 87.490 m2, cạnh ga tàu điện ngầm Orchard thường xuyên tổ chức các sự kiện và triển lãm nghệ thuật. Trung tâm thương mại Siam Paragon là một phần của tổ hợp mua sắm, giải trí, dịch vụ cao cấp Siam. Đây là trung tâm mua sắm lớn nhất Thái Lan và cũng là nơi “quy tụ” rất nhiều các thương hiệu thời trang, phụ kiện nổi tiếng thế giới. Tại Siam Paragon còn có hồ cá lớn nhất Đông Nam Á, cùng 16 rạp chiếu phim lớn nhỏ.

KTS đi tiên phong

Trước những xu thế mua sắm đang có sự thay đổi chóng mắt, các doanh nghiệp công nghệ Việt đang thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng để phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Các sàn TMĐT của doanh nghiệp Việt đều phải mở thêm các dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch, mời KOLs, ca sĩ biểu diễn cho các sự kiện và giới thiệu sản phẩm, đào tạo nhân sự livestream, maketing bán hàng online.

Không để “cá lớn nuốt cá bé” các sàn TMĐT Việt đã cố gắng tạo cho mình lối đi riêng, họ không vung tiền tấn vào các chương trình khuyến mãi rầm rồ mà tạo cho mình một hệ sinh thái riêng. Nơi đó sẽ là gian hàng riêng, có nền tảng công nghệ mới, tích hợp nhiều tính năng hiện đại để người Việt bán hàng cho người Việt, lấy “chữ tín” để duy trì quan hệ với khách hàng.

Đông Hùng

Bài Viết Liên Quan

Back to top button