Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng

Xã Bách Thuận, một “viên ngọc xanh” giữa đất Thái Bình, nằm sát bên bờ Sông Hồng thơ mộng, thuộc huyện Vũ Thư, với diện tích hơn 9,26 km2, dân số theo thống kê mới nhất năm 2024 là 10.365 người, mật độ dân số đạt 1.158 người/km2, phía bắc giáp xã Tân Lập, phía Tây và Nam giáp với huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Xã Bách Thuận từ lâu được biết đến như 1 địa danh nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh ở tỉnh Thái Bình.

Nơi đây hội tụ bởi nhiều làng vườn trù phú và phù xa màu mỡ. Với những lợi thế có sẵn về vị trí địa lý, cảnh quan, môi trường, xã Bách Thuận đang được chính quyền địa phương định hướng phát triển mô hình Làng vườn du lịch sinh thái cộng đồng, từng bước vươn mình mạnh mẽ về phát triển kinh tế, du lịch.
Theo như người dân cho biết, từ thuở sơ khai cho đến khi quần tụ cư dân làng xã đến nay thì xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư đã hình thành trên 300, 400 năm.
Làng vườn Bách Thuận – Địa danh nổi tiếng với nghề sinh vật cảnh ở đất Thái Bình
Cái tên Bách Thuận được ghép bởi hai làng cổ mang tên Bách Tính và Thuận Vi. Đến Làng vườn Bách Thuận, bạn sẽ cảm nhận đây là một miền quê yên bình giữa những đồng ruộng trải dài, những làng vườn sinh vật cảnh tuyệt đẹp, xen vào đó là những công trình xây dựng mang xu hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được nét độc đáo thể hiện sự vươn mình về kinh tế và thu nhập của người dân nơi đây. Xã Bách Thuận có 9 thôn, mỗi thôn lại mang đậm dấu ấn riêng, tạo nên một bức tranh vùng quê sống động và đa sắc. Trong số đó, 4 thôn Liên Hồng, Trung Hòa, Bách Tính và Thuận Nghiệp như những viên ngọc hiếm, nổi bật với lối sống gắn liền với nghề trồng hoa, cây cảnh.
Dừng chân tại con đường trục chính dẫn vào xã Bách Thuận, ta sẽ bắt gặp ngay hình ảnh Cổng làng vườn Bách Thuận. Vào tháng 4 năm 2022, Cổng làng được xây dựng và khánh thành trong niềm hân hoan và tự hào của chính quyền và người dân xã Bách Thuận. Hơn thế nữa, còn là sự hoài niệm về cổng làng xưa của những người cao niên tại xã Bách Thuận.
Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng
Cổng làng vườn Bách Thuận – Vũ Thư – Thái Bình
Bách Thuận bây giờ hiện hữu những con đường bê tông to đẹp, thẳng tắp đến với những ngôi nhà cổ, những nhà vườn sinh vật cảnh.
Thu nhập cao từ nghề trồng cây cảnh
Đi sâu vào làng, chúng tôi ghé thăm hộ kinh doanh của gia đình ông Phạm Văn Nhương tại thôn Thuận Nghiệp. Được biết gia đình ông là một trong nhiều hộ theo nghề trồng sinh vật cảnh tại địa phương và rất thành công trong mô hình này với thu nhập cao, sở hữu nhiều cây cảnh độc đáo và có giá trị. Ông Nhương cho hay:Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương là địa phương có nghề truyền thống làm nghề trồng sinh vật cảnh. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã đam mê và làm quen với công việc trồng, chăm sóc, cắt tỉa tạo dáng cây cảnh. Sau khi lập gia đình, vợ chồng tôi tiếp nối nghề truyền thống của cha ông để lại. Với số vốn nhỏ ban đầu, gia đình tôi đã đầu tư mua những cây con, cây phôi về để chăm sóc. Lòng đam mê nghề cây cảnh, tôi tìm kiếm cây nguyên liệu, từ những cây đơn giản qua quá trình tạo tác, cắt tỉa, chăm sóc đã trở thành những tác phẩm giàu sức sống, đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu của người thưởng ngoạn và được thị trường đón nhận, nguồn vốn và thu nhập cũng tăng dần. Từ năm 2010 gia đình tôi sang mô hình trồng những dòng cây đặc thù như cây Mộc hương và cây Tùng la hán vì giá trị kinh tế cao”.

Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng

Vườn ươm Tùng La Hán của gia đình ông Nhương thôn Thuận Nghiệp , xã Bách Thuận, Vũ Thư
Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng
Bà Trần Thị Lẫy, làng vườn Bách Thuận, huyện Vũ Thư chăm sóc cây Tùng La Hán trong vườn của gia đình, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng
Chúng tôi được tận mắt thấy khu vườn cây cảnh của ông, rất nhiều tác phẩm đẹp và có giá trị, nhiều cây trong đó có tuổi đời cao và được định giá tới vài chục triệu đồng. Theo ông Nhương: những cây tùng la hán như trên hiện tại giá xuất tại vườn dao động từ 20 đến 40 triệu đồng/ cây.
Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng
Tùng La hán nhiều năm tuổi trong vườn ông Nhương
Năm 2002, Bách Thuận chính thức được công nhận là khu du lịch làng vườn của tỉnh Thái Bình, nơi đây diễn ra nhiều cuộc triển lãm sinh vật cảnh thu hút sự quan tâm của các nghệ nhân sinh vật cảnh từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Dạo quanh một vòng quanh làng vườn tại làng Thuận Nghiệp, xã Bách Thuận; chúng tôi cũng có dịp ghé thăm nhà vườn của anh Nguyễn Văn Chức: Hộ gia đình ông Chức chuyên về các loại Sung cảnh, bước vào khu vườn ươm của ông chúng tôi bất ngờ với những cây phôi đẹp mà gia đình ông đã bỏ ra nhiều công sức trong nhiều năm.

Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng

 Ông Nguyễn Văn Chức bên vườn Sung cảnh trong vườn của gia đình
Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng
Những gốc Sung độc lạ trong vườn gia đình ông Chức, làng Thuận Nghiệp, xã Bách Thuận, Vũ Thư
Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng
Những phôi sung đang chuẩn bị để xuất bán theo đơn đã đặt hàng
Xã Bách Thuận – Vũ Thư, Thái Bình vươn mình phát triển mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng
Ông Nguyễn Kim Sáu – Chủ tich UBND xã Bách Thuận định hướng phát triển mô hình Làng vườn sinh vật cảnh
Theo ông Nguyễn Kim Sáu, Chủ tịch UBND xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình): “Địa phương đang hướng tới quy hoạch vùng trồng cây ở mỗi thôn, khuyến khích người dân tu sửa lại các ngôi nhà cổ, đồng thời chỉnh trang đường làng ngõ xóm, để sớm tiến tới xã nông thôn mới kiểu mẫu, xứng tầm là một làng vườn du lịch sinh thái của tỉnh”.
Tập trung quy hoạch vùng trồng cây đặc thù, đồng thời kết hợp phát huy thế mạnh, kinh nghiệm của người dân tại từng khu vực, đã và đang đẩy mạnh vùng trồng hoa cây cảnh tại xã Bách Thuận, để cây trồng đặc thù phát triển mạnh mẽ hơn nữa với tiềm năng sẵn có. Từ đó mang lại những mảnh vườn thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí là cả tỷ đồng cho người dân Bách Thuận.
Là tỉnh có truyền thống làm nông nghiệp, Thái Bình nói chung cũng như Xã Bách Thuận nói riêng đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, ổn định, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái. Bởi vậy, phát triển nông nghiệp sinh thái được coi là định hướng quan trọng để nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
                                                                                                                      Văn Linh

Bài Viết Liên Quan

Back to top button