Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại Triển lãm và Sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế Vietnam International Sourcing 2024

Để hiện thực hóa các mục tiêu này, việc hình thành và phát triển một hệ sinh thái TMĐT đồng bộ từ trong nước ra thị trường nước ngoài, từ nhà sản xuất tới kênh phân phối quốc tế một cách hiệu quả là không thể thiếu. Do đó, hệ sinh thái TMĐT cần được kiến tạo như một mạng lưới tương tác đa chiều, nơi các thành phần chủ chốt bao gồm cơ quan quản lý, doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ, đơn vị sản xuất xuất khẩu, các đơn vị logistics và tài chính, người tiêu dùng… cùng các tổ chức đào tạo, mạng lưới truyền thông cùng tham gia, hỗ trợ và cộng hưởng lẫn nhau, tạo nên một hệ thống mạnh mẽ có khả năng tự điều chỉnh và phát triển bền vững.

Nỗ lực thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam đang được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số , Bộ Công Thương (TMĐT&KTS) tích cực triển khai thông qua nhiều chương trình hành động cụ thể. Các trọng tâm chính bao gồm hoàn thiện thể chế và xây dựng chính sách để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và cộng đồng bằng các chương trình đào tạo và hỗ trợ SME, phát triển hạ tầng và công nghệ với các giải pháp thanh toán không tiền mặt, logistics thông minh và AI, cùng với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế và TMĐT xuyên biên giới nhằm tìm kiếm và mở rộng kênh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững
Nỗ lực thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam đang được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số , Bộ Công Thương (TMĐT&KTS) tích cực triển khai thông qua nhiều chương trình hành động cụ thể

Thời gian tới, Cục TMĐT&KTS cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử. Một trong những sự kiện nổi bật là Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025, diễn ra từ ngày 04 – 06 tháng 9 năm 2025 tại TP.HCM, trong khuôn khổ Triển lãm và Sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế Vietnam International Sourcing 2025.

Diễn đàn này được kỳ vọng sẽ là cầu nối quan trọng, tập hợp các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp thương mại điện tử, công nghệ số từ nhiều quốc gia để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và định hướng các giải pháp đột phá cho sự phát triển của TMĐT và kinh tế số Việt Nam trong thời gian tới, tập trung vào 04 lĩnh vực chính bao gồm: (1) Thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới, vận hành TMĐT; (2) Logistics; (3) Giải pháp công nghệ số cho doanh nghiệp; (4) Giải pháp tài chính số.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững

Với sự phối hợp của hơn 60 Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Diễn đàn dự kiến sẽ đón trên 300 đoàn doanh nghiệp quốc tế đến từ nhiều quốc gia. Các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, nhập khẩu hàng hóa và kết nối đầu tư. Đặc biệt, Diễn đàn sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt giao thương trực tiếp với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới, logistics và chuyển giao công nghệ số. Sự hiện diện của đông đảo nhà mua hàng và nhà đầu tư quốc tế hứa hẹn mở ra cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Diễn đàn Ứng dụng TMĐT và Công nghệ số 2025 không chỉ là nơi cập nhật công nghệ, để các doanh nghiệp đối thoại với chuyên gia còn là diễn đàn quan trọng để các doanh nghiệp kết nối hợp tác kinh doanh, phát triển giải pháp cũng như là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước gọi vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài.

Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2025 đồng thời là cơ hội thiết thực để các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, kết nối và tìm kiếm giải pháp phát triển trong kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc tham gia, tìm kiếm cơ hội hợp tác hoặc cần được tư vấn chuyên sâu có thể đăng ký với Ban Tổ chức tại địa chỉ: https://go.ecomdx.com/dangkyDN để nhận được hỗ trợ chi tiết và tối ưu hóa lợi ích từ sự kiện.

Thông tin chi tiết về Chương trình xem tại đây: https://vietnamsourcingexpo.vn/

Lê Long

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận

Back to top button