Chuyên trang tạp chí điện tử của diễn đàn doanh nghiệpChuyên trang tạp chí điện tử của diễn đàn doanh nghiệp
  • Trang chủ
  • Hoạt động VCCI
  • Doanh nghiệp
  • Thế giới ảnh
  • DN.Chuyển đổi số KTS
    • TIN TỨC
    • SỰ KIỆN
      • Kinh Tế
    • ĐÀO TẠO
    • DOANH NGHIỆP
    • XÃ HỘI
  • Đời sống
    • Nhân Ái
    • Mocar 360
    • Tiêu dùng
    • Truyền Hình
  • Du lịch
  • Ống kính đa chiều

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Tàu Cát Linh – Hà Đông đột ngột dừng khi gặp mưa lớn

23/05/2022

Đất nước trọn niềm vui “chảo lửa” tại Sân Mỹ Đình U23 Việt Nam Vô địch Sea Games 31

23/05/2022

Ôtô sản xuất trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt lần 3

23/05/2022
Facebook Twitter Instagram
Facebook Twitter Instagram
Chuyên trang tạp chí điện tử của diễn đàn doanh nghiệp Chuyên trang tạp chí điện tử của diễn đàn doanh nghiệp
Subscribe
  • Trang chủ
  • Hoạt động VCCI
  • Doanh nghiệp
  • Thế giới ảnh
  • DN.Chuyển đổi số KTS
    • TIN TỨC
    • SỰ KIỆN
      • Kinh Tế
    • ĐÀO TẠO
    • DOANH NGHIỆP
    • XÃ HỘI
  • Đời sống
    • Nhân Ái
    • Mocar 360
    • Tiêu dùng
    • Truyền Hình
  • Du lịch
  • Ống kính đa chiều
Chuyên trang tạp chí điện tử của diễn đàn doanh nghiệpChuyên trang tạp chí điện tử của diễn đàn doanh nghiệp
Home»Thế giới ảnh»Khoa học và công nghệ»Nền tảng nghiên cứu vaccine COVID-19 nhận giải thưởng 3 triệu USD VinFuture
Khoa học và công nghệ

Nền tảng nghiên cứu vaccine COVID-19 nhận giải thưởng 3 triệu USD VinFuture

21/01/2022Không có phản hồi
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Hà Nội – Giải thưởng chính của VinFuture trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Giải thưởng chính VinFuture cho các nhà khoa học. Ảnh: Đình Trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Giải thưởng chính VinFuture cho các nhà khoa học. Ảnh: Đình Trường

Theo đó, sự kiện Lễ trao giải VinFuture lần thứ nhất được phát trực tiếp trên các kênh truyền thông lớn của Việt Nam và thế giới với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo các bộ, ban, ngành trong nước, đại sứ nhiều quốc gia; các doanh nhân hàng đầu và đặc biệt là các nhà khoa học nổi tiếng thế giới.

Trong đó, Giải thưởng chính VinFuture với mức thưởng 3 triệu USD đã được trao cho 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả. Dựa trên khám phá của Kariko và Weissman cùng với việc tạo ra hạt nano lipid của Cullis, các công ty dược phẩm như Pfizer-BioNTech, Moderna đã sản xuất được các loại vaccine phòng chống COVID-19 hữu hiệu trong thời gian kỷ lục.

Trao giải thưởng chính VinFuture mức thưởng 3 triệu USD cho nền tảng nghiên cứu cho vaccine COVID-19.

Trao giải thưởng chính VinFuture mức thưởng 3 triệu USD cho nền tảng nghiên cứu vaccine COVID-19.

Cùng với Giải thưởng chính là 3 giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500.000 USD dành cho các nhà khoa học nghiên cứu trong các lĩnh vực mới; nhà khoa học nữ và nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.

Cụ thể, giải đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nữ” đã được trao cho Giáo sư Zhenan Bao (Mỹ) với công trình nghiên cứu các vật liệu điện tử hữu cơ có đặc tính của da người. Đây là một loại vật liệu hữu cơ cho phép biến các thiết bị điện tử thành một phần trên cơ thể người với khả năng co giãn, tự chữa lành và tự phân hủy sinh học.

GS Zhenan Bao nhận giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ.

GS Zhenan Bao nhận giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ.

Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới” được trao cho Giáo sư Omar Yaghi (Mỹ) với công trình tiên phong khám phá ra vật liệu khung cơ-kim (MOFs). MOFs là một loại vật liệu mới bao gồm các liên kết hữu cơ tích điện và các ion kim loại, có độ xốp vĩnh viễn, sự ổn định ấn tượng trên diện tích bề mặt lớn.

Trao giải thưởng

Trao giải thưởng dành cho nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực mới.

Với kích thước lỗ xốp có thể điều chỉnh tạo thành mạng lưới 3D, cho phép hấp thụ và lưu trữ các phân tử khí và nước, MOFs tạo ra giải pháp thu nhận, lưu trữ, phân tách và kiểm soát thành phần hoá học của nhiều loại khí và phân tử, có khả năng làm sạch môi trường, mang lại bầu không khí, nguồn năng lượng và nguồn nước sạch hơn.

Giải thưởng dành cho nghiên cứu lĩnh vực mới thuộc về nhà khoa học Omar M.Yaghi.

Giải thưởng dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.

Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển”  thuộc về vợ chồng nhà khoa học đến từ Nam Phi, Giáo sư Salim Abdool Karim và Giáo sư Quarraisha Abdool Karim, với công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS.

Phát biểu về kết quả của mùa giải VinFuture đầu tiên, Giáo sư Sir Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho biết: “Giải thưởng VinFuture 2021 đã nhìn nhận và tôn vinh những công trình khoa học thực sự xuất sắc đang và sẽ tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người trên thế giới. Các nhà khoa học được vinh danh đã mang đến những giải pháp mới, giải quyết những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt, như các bệnh dịch truyền nhiễm hay nhu cầu bức thiết đối với các nguồn năng lượng sạch. Giải thưởng VinFuture tôn vinh sức mạnh của khoa học và công nghệ, để góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu.”

Giải thưởng VinFuture được trao bởi Quỹ VinFuture, do Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương sáng lập. Quỹ có sứ mệnh tôn vinh và hỗ trợ các nghiên cứu khoa học, các sáng chế công nghệ đột phá, đã đóng góp hoặc có tiềm năng đóng góp cho cuộc sống của hàng triệu người.

Đối với Với Việt Nam, Giải thưởng VinFuture không chỉ góp phần nâng tầm vị thế đất nước trên bản đồ khoa học và công nghệ toàn cầu; mà còn là cầu nối với cộng đồng khoa học trong nước với các nhà khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới, tạo động lực cho việc phát triển của khoa học công nghệ cao.

                                                                                   Theo Đặng Tiến – Đình Trường (Báo lao động)

 

Nền tảng nghiên cứu vaccine COVID-19
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp Email
Previous ArticleRa mắt ERA Capital – Thương hiệu nhượng quyền đầu tiên của ERA Real Estate Vietnam
Next Article Azerai Cần Thơ ra mắt biệt thự Pool Villa một và hai phòng ngủ

Related Posts

Smart –sản phẩm của người tiêu dùng thông minh

22/05/2022

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ

19/05/2022

Trường Đại học Đà Lạt: Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ xây dựng mô hình thí điểm điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

25/04/2022

Mang trải nghiệm số vào nha khoa

19/04/2022

Comments are closed.

Đừng bỏ lỡ
Tin tức

Tàu Cát Linh – Hà Đông đột ngột dừng khi gặp mưa lớn

By bientapvien23/05/20220

Đang chuẩn bị vào ga, tàu điện Cát Linh – Hà Đông đột ngột dừng…

Đất nước trọn niềm vui “chảo lửa” tại Sân Mỹ Đình U23 Việt Nam Vô địch Sea Games 31

23/05/2022

Ôtô sản xuất trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt lần 3

23/05/2022

Tuyến đường sắt đô thị số 2 của Hà Nội đội vốn hơn 16.000 tỷ

23/05/2022

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)

TẠP CHÍ DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Giấy phép số: 58/GP-BTTTT ngày 18/02/2020

Tổng biên tập: Phạm Ngọc Tuấn

CHUYÊN TRANG ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI ẢNH

Giấy phép số 18/GP-CBC ngày 12.11.2020

P.Tổng biên tập phụ trách chuyên trang: PGS. TS. Nguyễn An Tiêm

Trụ sở HN: Toà nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa

Mọi hành động sử dụng nội dung của thegioianh.diendandoanhnghiep.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản

Đường dây nóng: 0832260276

Liên hệ quảng cáo: Công ty cổ phần truyền hình invest tv

Địa chỉ: Tầng 1 số 30 Trung Liệt, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội,

Gmail: Truyenhinhinvest@gmail.com

Thế giới ảnh © 2021.

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.