Lãi suất điều hành thấp hơn trước dịch, kỳ vọng lãi tiền gửi thấp đến hết năm

Từ hôm nay ngày 3/4, theo các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 31/3, lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn và trần lãi tiền gửi ngắn hạn) sẽ thấp hơn trước dịch.

Căn cứ vào Quyết định 574/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), từ hôm nay hệ thống ngân hàng chính thức áp dụng lãi suất tái cấp vốn 5,5%/năm (giảm 0,5%); Lãi suất tái chiết khấu 3;5%/năm (không đổi); Lãi suất liên ngân hàng 6%/năm (không đổi). Mức lãi suất điều hành áp dụng từ hôm nay là mức lãi suất điều hành thấp hơn trước dịch và NHNN giảm lãi suất điều hành là lãi suất áp dụng cho thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng giữa NHNN và các NHTM).

Lãi suất điều hành thấp hơn trước dịch, kỳ vọng lãi tiền gửi thấp đến hết năm

Lãi suất điều hành được điều chỉnh ở cả 3 công cụ lãi suất quan trọng, nhưng dư địa để giảm tiếp trong năm nay không còn nhiều. Ảnh: Quốc Tuấn

Bên cạnh đó, căn cứ vào Quyết định 575/QĐ-NHNN, trên thị trường 1 (NHTM và các tổ chức, dân cư) trần lãi suất huy động cho tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn 1 tháng là 0,5%/năm (giảm 0,5%); Trần lãi suất huy động cho tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng là 5,5%/năm (giảm 0,5%).

Trong bối cảnh hiện nay, việc hạ lãi suất điều hành của NHNN là đi đúng định hướng hỗ trợ nền kinh tế và cho thấy chính sách tiền tệ sẽ không tiếp tục thắt chặt mà sẽ trở lại hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng dư địa để để giảm lãi suất trong năm nay là không còn nhiều do có thể gây áp lực lên tỷ giá và dòng tiền ngoại hối vào Việt Nam (đầu tư trực tiếp, gián tiếp, giao dịch tài sản) không ổn định.

Theo quan điểm của chúng tôi, dư địa hỗ trợ lớn sẽ nằm trong tay chính sách tài khóa. Đồng nghĩa, nền kinh tế để được hỗ trợ toàn diện, cần cách chính sách phối hợp đồng bộ giữa tài khóa – tiền tệ; và các chính sách tài khóa hỗ trợ thuế, phí, miễn, giảm hoãn thuế phí hay tiền thuê đất.v.v rất cần được xem xét triển khai.

Về tác động của giảm lãi suất điều hành lên lãi suất thị trường 1, ghi nhận từ dữ liệu thị trường cho thấy lãi suất huy động thị trường 1 đã giảm trước đó và dự địa giảm là còn nhưng không quá nhiều, nhưng thanh khoản của hệ thống cũng đã qua những đoạn xấu nhất.

Tương tự đối với lãi suất không kỳ hạn và dưới 1 tháng, hiện nay các ngân hàng quốc doanh đã hạ về 0,2% – 0,4%, tuy nhiên nhóm ngoài quốc doanh vẫn duy trì ở mức 0,8% – 1,0%.

Lãi suất điều hành thấp hơn trước dịch, kỳ vọng lãi tiền gửi thấp đến hết năm

các NHTM đã đi trước đón đầu xu hướng hạ lãi suất

Từ biểu đồ trên ta thấy, lãi suất huy động của các NHTM đã giảm từ giữa tháng 01/2023 đối với các kỳ hạn 6 và 12 tháng. Đối với kỳ hạn ngắn, các ngân hàng ngoài nhóm quốc doanh vẫn đang ở mức 5,8% – 6%. Do đó khi áp trần lãi suất 5,5% đối với kỳ hạn từ 1- 6 tháng thì lãi suất huy động trung bình đối với kỳ hạn ngắn cũng sẽ giảm.

Nhìn chung, động thái hạ trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng tái khẳng định định hướng của Chính phủ trong việc giảm lãi vay đầu ra, hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.

Thanh khoản tại các tổ chức tín dụng đang dư thừa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn và thanh toán của nền kinh tế sẽ không quá áp lực lên nhu cầu huy động của các tổ chức tín dụng, giúp giảm chi phí đầu vào từ đó giảm lãi vay đầu ra, hỗ trợ nền kinh tế.

Chúng ta có cơ sở để kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giảm nhẹ đến hết năm 2023 do:

Thứ nhất, định hướng của NHNN trong việc tiếp tục hạ lãi suất hỗ trợ nền kinh tế.

Thứ hai, nhu cầu tín dụng suy yếu do các doanh nghiệp hạn chế mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh do các lo ngại về suy thoái kinh tế. Ngoài ra thị trường bất động sản đang ảm đạm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Tính đến hết quý 1/2023, tín dụng trong toàn nền kinh tế chỉ tăng 1,67% YTD, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,1% của cùng kỳ năm ngoái.

Thứ ba, Chính phủ thúc đẩy đầu tư công qua đó giải ngân thêm tiền vào nền kinh tế.

Ngoài ra, đặt trong bối cảnh chung, cùng với xu hướng của thế giới, lạm phát của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay đang theo xu hướng giảm dần: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 4,89% so với cùng kỳ năm trước, tháng 2 tăng 4,31% và tháng 3 chỉ tăng 3,35% YoY, tiếp tục xu hướng giảm 0,23% so với tháng trước.

Bình quân quý I/2023, CPI của Việt Nam tăng 4,18%, tuy cao so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng không thuộc nhóm các nước có mức lạm phát cao.

Có thể nói là lạm phát tháng 3 hạ nhiệt ở mức 3,35% (thấp hơn mức mục tiêu Quốc hội giao cả năm giao bình quân 4,5%). Cùng với đó, tăng trưởng GDP của nền kinh tế chậm lại, chỉ 3,32% trong quý 1/2023 so với cùng kỳ (thấp hơn mức mục tiêu Quốc hội giao cả năm 6,5%)

Như vậy, lãi suất điều hành điều chỉnh là tín hiệu tốt khi Chính phủ và NHNN sẽ “mạnh tay” hơn trong các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng chậm và ít lo ngại hơn về lạm phát.

Và như đề cập, kỳ vọng về đầu tư công cũng đang được đặt ra với chỉ tiêu cao tuy các kết quả ban đầu không như kỳ vọng.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 03 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 10,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%).

Sau những tháng cuối năm 2022 giải ngân mạnh mẽ thì tốc độ giải ngân đầu tư công trong quý 1 có xu hướng chậm lại trong đó một phần cũng ảnh hưởng bởi thời gian nghỉ lễ tết. Chúng tôi đánh giá con số trên là khá không tích cực vì hiện nay chính sách tài khoá là kênh được mong đợi sẽ giúp thúc đẩy kinh tế cũng như tín dụng.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button