Kỳ V: Họ NguyễnViệt Nam với vai trò lịch sử của đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh
Thời đại Hồ Chí Minh
Thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3/2/1930) do Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) sáng lập và lãnh đạo. Đã trải qua cuộc cách mạng tháng 8/1945 giành được độc lập mở ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945. Trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên ngày 7/5/1954 để lập lại hoà bình ở miền Bắc, tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam và kết thúc cuộc chiến tranh này bằng cuộc tổng tiến công trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Rồi sau đó đi vào con đường xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, dân chủ và thịnh vượng.
“Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội”.Trích diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng tại lễ kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015).
Trongthời đại Hồ Chí Minh họ NguyễnViệt Nam đã đóng một vai trò vô cùng to lớn cả về những con người, trí tuệ và vật lực đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. UNESCO đã tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Người được xem như: “vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linh côn của đất nước mình” (Pet-ghi Đap-phơ – nhà báo tờ “Báo Diễn đàn”).
Tuần báo TIME của Hoa Kỳ đã bình chọn “Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX” và đã nhận định “Hồ Chí Minh là người đã góp phần làm thay đổi diện mạo hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX”.
“Người vô song khó ai có thể sánh kịp, khó ai có thể vượt hơn”: danh hiệu trong Xã luận báo Granma (Cuba) đăng ngày 14/9/1969.
“Người cách mạng vĩ đại nhất của thời đại ngày nay”: danh hiệu do báo Sự kiện (Ấn Độ) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết số tháng 9/1969.
“Chiến sỹ kiên cường đấu tranh cho công lý”: danh hiệu do L.N.Daicôp (Liên Xô) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài phát biểu được báo Nhân dân đăng số ra ngày 19/5/1996.
“Anh hùng của thời đại”, “Anh hùng của cuộc đấu tranh cho tự do và tiến bộ của toàn thể loài người”, “Người sáng tạo ra lịch sử”: danh hiệu do Báo chiến sỹ tự do của Quân đội Ba Lan dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết ra ngày 10/9/1969.
“Tấm gương sáng cho tất cả những người cách mạng ở Việt Nam và trên toàn thế giới”: danh hiệu do Ianôt Kađa (Hungari) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Điện chia buồn” đăng trên tạp chí Học tập số tháng 9/1969.
“Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất… làm kinh ngạc nhất của thế kỷ chúng ta”: danh hiệu do báo Lơ Fhigarô (Pháp) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài viết được đăng lại trên tạp chí Học tập số tháng 1/1970.
“Người tiêu biểu cho hình thức cao cả của sự đoàn kết mà chính nền văn minh cũng cần phải có”: danh hiệu do báo Đoàn kết, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Italia dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xã luận ra ngày 5/9/1969.
“Vị thánh”: danh hiệu do N.X. Khơrusôp (Liên Xô) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Hồi ký”, Rôbec Laphông, Paris, 1971.
“Nhân vật thần thoại”: danh hiệu do báo Bình Minh (Pakixtan) số ra ngày 5/9/1969 dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Vĩ nhân của thời đại”: danh hiệu do báo Tiến lên (Xry Lanca) số ra ngày 9/9/1969 dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.(http://tuyengiaoangiang.vn).
Và biết bao người con họ Nguyễn được cả dân tộc Việt Nam ghi nhớ và tự hào đặc biệt từ khi dựng nên chế độ mới với 2 cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ nêu được những người con tiêu biểu nhấ tđó là:
Nguyễn Thị Minh Khai nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1940; Nguyễn Hữu Tiến -tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam; Nguyễn Đức một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam từ năm 1932, Tổng Biên tập đầu tiên của báo Lao động; Nguyễn Văn Cừ– Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940); Nguyễn Văn Tố – Chủ tịch Quốc hội khóa I, Quốc vụ khanh trong Chính phủ liên hiệp Việt Nam lâm thời (1946); Giáo sư Nguyễn Xiển – Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987); Nguyễn Sơn – là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam đợt đầu tiên vào năm 1948 là Lưỡng quốc tướng quân;
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam;
Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991, ông nổi tiếng với bút danh N.V.Lvới một loạt những bài báo trong chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân dân. Ông được xem là người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam; Nguyễn Lương Bằng– từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam (1969-1979); Luật sư Nguyễn Hữu Thọ– Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 1987, là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII, VIII;
Nguyễn Duy Trinh – cố Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Cố Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, đóng góp lớn cho cách mạng là thành công của quá trình đàm phán Paris giữa Mỹ và Việt Nam từ tháng 5/1967 đến tháng 1/1973; Đỗ Mười – Nguyễn Duy Cống, nguyên là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997;
Nguyễn Đức Nguyện tức Lê Quang Đạo (1921-1999)nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987-1992); Văn Cao tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị; Nguyễn Thị Định là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam;
Nguyễn Thị Bình nổi tiếng trên thế giới với những câu trả lời đanh thép trước giới báo chí Phương Tây khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong hội nghị Paris, là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992-2002); Tố Hữu– Nguyễn Kim Thành một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam;
TS. NguyễnVăn Kiệm – Chủ tịch HĐHNVN