Hành trình tìm kiếm và quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam

Dự án 100 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” được Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (VCCA) phối hợp cùng các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực khởi động, triển khai nhằm tìm kiếm và tôn vinh ẩm thực Việt tiêu biểu tại các vùng miền trên dải đất chữ S.

Hành trình tìm kiếm và quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam
Mâm cỗ Quốc cổ Thăng Long do Nghệ nhân Tam Chúc thực hiện.

Ẩm thực là một trong những tài nguyên hết sức phong phú, nhiều lợi thế góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển. Với mong muốn giới thiệu, khai thác, xây dựng văn hoá ẩm thực trở thành thương hiệu du lịch cũng như kênh truyền thông quảng bá hiệu quả ra thế giới, Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (VCCA) thực hiện hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực 3 miền bằng “Dự án 100 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam”.

Hành trình tìm kiếm và quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam
Buffet “Chào ngày mới” tại Tam Chúc.

100 món ăn, đồ uống 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ được Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia, nghệ nhân tìm kiếm, tuyển chọn hội tụ trong Festival tôn vinh ẩm thực nhiều vùng miền dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2022. Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã giao cho Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định (NDCCA) tổ chức Hành trình khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh phía Bắc. Chương trình diễn ra từ ngày 25.3.2022 đến 31.3.2022 tại Nam Định, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội

Hành trình tìm kiếm và quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam
Mâm cơm chay gia đình do Nghệ nhân Tam Chúc thực hiện.

Hành trình tìm kiếm sẽ được nhóm chuyên gia có buổi khảo sát, trải nghiệm các món ăn dân gian vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng tại Nam Định, khảo sát tuyến điểm du lịch kết hợp trải nghiệm ẩm thực tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc (Hà Nam). Đặc biệt tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc, cuộc thi Ẩm thực: “Mâm cơm chay cúng Phật” và tham gia thực hiện kỷ lục “Lá bồ đề làm bằng cơm nắm lớn nhất Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 27 – 28/3. Ngoài ra, đoàn khảo sát cũng sẽ trải nghiệm, giao lưu cùng bà con dân tộc, nghệ nhân ẩm thực địa phương tại bản làng Thái Hải (Thái Nguyên), giao lưu các nghệ nhân, tìm hiểu văn hóa ẩm thực vùng đất Tổ, Phú Thọ. Chương trình tổng kết hành trình và giao lưu với nghệ nhân ẩm thực Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tại Hà Nội.

Hành trình tìm kiếm và quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam
Buffet chay do Nghệ nhân Tam Chúc thực hiện.

Với mong muốn thu thập dữ liệu thực tế về các món ăn Việt Nam góp phần xây dựng Bản đồ văn hoá ẩm thực tiêu biểu Việt Nam cùng mục tiêu hoàn thành các tiêu chuẩn món ngon truyền thống phục vụ cho việc phát triển chuỗi các nhà hàng Việt ra thế giới. Bên cạnh đó, nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của các nghệ nhân trong việc tìm kiếm, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam qua đó tuyên truyền, giáo dục, lan toả tới thế hệ trẻ về bản sắc văn hóa ẩm thực Việt.

Hành trình tìm kiếm và quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam
Không gian chùa Tam Chúc.

Không chỉ xây dựng thương hiệu ẩm thực đậm hồn Việt cho việc truyền thông quảng bá hiệu quả mà còn đây còn là sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để các nghệ nhân ẩm thực có thể sống hết mình với đam mê và nghề của mình. “100 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” hứa hẹn sẽ mang lại một bản đồ văn hoá ẩm thực đầy đủ, tiến bộ, tiếp cận dễ dàng các thông tin, hình ảnh cùng hương vị các món ăn đặc sắc thuần Việt vùng miền, góp phần quảng bá truyền thông du lịch thông qua ẩm thực, cùng với đó việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, tuyên truyền lan toả đến thế hệ sau cũng được ưu tiên.

Theo Thùy Dương (Báo Thế giới & Việt Nam)

Bài Viết Liên Quan

Back to top button