Doanh nghiệp tận dụng FTA để đẩy mạnh xuất khẩu

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp Thái Bình buộc phải nắm bắt tốt tín hiệu thị trường và tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

Cơ hội

Lợi ích của các hiệp định thương mại tự do (FTA) với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, để nhận được những ưu đãi thuế quan, phía doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và doanh nghiệp Thái Bình nói riêng bắt buộc phải đáp ứng những điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa, lao động, cũng như xuất xứ trong sản phẩm.

Theo Sở Công thương, hiện nay Mỹ, Canada, Chi lê, Myanmar được đánh giá là những thị trường còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu. Trong đó Canada, Chi-lê và Myanmar đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) nên có rất nhiều ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây chính là những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Thái Bình nên lưu tâm, nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu.

Doanh nghiệp tận dụng FTA để đẩy mạnh xuất khẩu

Hiện nay, Mỹ, Canada, Chi lê, Myanmar được đánh giá là những thị trường còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu (Ảnh: Minh họa)

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong tỉnh, những tháng đầu năm nay Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfort – CCN Đông Hải – Quỳnh Phụ, với ngành nghề sản xuất chủ yếu là sợi, vải dệt thoi. Hiện nay, Công ty có 2 nhà máy sản xuất, nhà máy 1 hoạt động vào năm 2018, nhà máy 2 mới đi vào sản xuất năm 2023 với 350 công nhân tham gia lao động. Từ đầu năm đến nay Công ty gặp không ít khó khăn, cả về sản xuất lẫn kinh doanh. Đặc biệt, thị trường thế giới biến động ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, Công ty đã rất nỗ lực để bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng – PTGĐ Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfort, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động như: Lượng đơn hàng giảm, sản lượng giảm, nguyên liệu đầu vào 100% là nhập khẩu, thị trường tiêu thụ 90% là xuất khẩu nhưng chi phí vận chuyển lại tăng cao nên càng tạo áp lực cho công ty, bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái nền kinh tế toàn cầu. Từ đó, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, để khắc phục các khó khăn trên, tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để phát triển theo hướng sản xuất xanh, bền vững.

Không riêng Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfort mà còn hơn 400 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh cũng bị sụt giảm đơn hàng sản xuất, xuất khẩu. Ngay cả các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lâu nay luôn có thị trường đầu ra ổn định, nay cũng chịu cảnh chung hoàn cảnh thiếu đơn hàng xuất khẩu.

Theo bà Lưu Thị Mật – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH May Hualida Thái Bình, thời gian qua, do biến động của thị trường Công ty cũng bị giảm đơn hàng rất nhiều. Các thị trường châu Âu, Mỹ hiện tại thị trường đã thu hẹp rất nhiều so với năm trước. Cty May Hualida Thái Bình mong muốn sẽ tiếp cận được thị trường mới, tận dụng thị trường có FTA với Việt Nam để phát triển và mở rộng thị trường. Đặc biệt, đối với thị trường Canada, đây là một trong những thị trường rất tiềm năng bây giờ.

Doanh nghiệp tận dụng FTA để đẩy mạnh xuất khẩu

Sản xuất tại Công ty TNHH Dệt sợi Hương Sen Comfort

Hỗ trợ doanh nghiệp

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa qua Sở Công thương đã phối hợp Cục xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương và các Thương vụ Việt Nam tại một số nước như: Mỹ, Chi Lê, Canada và Myama. Tổ chức tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội, thực hiện một số giải pháp tiếp cận, đưa hàng hóa thâm nhập vào các thị trường nước này. Các chuyên gia đã đưa nhiều khuyến cáo cho doanh nghiệp Thái Bình cần chú ý nếu muốn có đơn hàng xuất khẩu.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy – PGĐ Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu – Bộ Công thương, các doanh nghiệp Thái Bình cần chú trọng từ khâu nghiên cứu thị trường. Tập trung nghiên cứu thị trường từ xu hướng, mặt hàng các thị trường cần. Doanh nghiệp phải lên kế hoạch cụ thể điều chỉnh sản phẩm sao cho có được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường thị mới có thể tăng được sức cạnh tranh để tiếp được thị trường này. Và bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh chiến dịch maketing xuất khẩu, thông qua các hoạt động mà thương vụ Việt Nam mà các thị trường này đã giới thiệu. Thông qua các hội chợ triển lãm để đưa các sản phẩm của Thái Bình sang những các showroom do các thương vụ Việt Nam tại các thị trường này thiết lập, để có nhiều hơn các cơ hội giới thiệu sản phẩm, để đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn nữa đến với thị trường tiêu dùng.

Doanh nghiệp tận dụng FTA để đẩy mạnh xuất khẩu

Sản xuất tại Công ty TNHH May Hualida Thái Bình

Theo Sở Công thương, 6 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu cả cả nước tăng trưởng âm, thì Thái Bình nổi lên là một điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1.170 triệu USD. Tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp và ngành hàng xuất khẩu cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, tham gia các hội chợ, triển lãm trên không gian ảo và sẵn sàng các điều kiện để cung ứng hàng hóa qua các nền tảng thương mại điện tử.

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý khai thác các thị trường ngách như khu vực Bắc Âu, Nam Âu thay vì những thị trường truyền thống quen thuộc bởi đây là những khu vực còn nhiều dư địa để phát triển.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button