Doanh nghiệp địa ốc cầm cự, đợi “sóng gió” qua đi

Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp ốc cần phải giữ được dòng tiền, cắt giảm chi tiêu và cơ cấu lại sản phẩm chờ cho sóng gió qua đi…

Những vướng mắc

Tính theo chu kỳ thì thị trường bất động sản Việt Nam sẽ phải giảm nhiệt vào năm 2020 – 2021 nhưng do đại dịch Covid-19 nên dòng tiền vẫn tìm bất động sản làm kênh trú ẩn. Phải đến thời điểm hiện tại, thị trường mới ghi nhận sự trầm lắng rõ nét. Thị trường bất động sản đang có sự điều chỉnh mạnh mẽ, thanh khoản toàn thị trường sụt giảm nhưng vẫn nhẹ hơn so với chu kỳ của 10 năm về trước. Sự điều chỉnh lần này là có dự báo từ trước chứ không phải đột ngột.

Doanh nghiệp địa ốc cầm cự, đợi
Ông Phạm Thành Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group

Vướng mắc pháp lý là một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến doanh nghiệp khó khăn, thị trường khó khăn. Có nhiều sản phẩm bất động sản ra đời và nổi lên theo xu thế nhưng không có một văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng, khiến các sản phẩm phát triển thiếu hành lang pháp lý.

Thị trường bất động sản đang phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng nên khi nguồn vốn bị thắt chặt, thị trường bất động sản trở nên lao đao, bị động, ngân hàng “đóng cửa quay lưng” là bất động sản bơ vơ.

Thị trường địa ốc mất cân đối cung – cầu, giá bất động sản ngày càng tăng cao, lượng hàng tồn kho lớn. Hiện đang tồn tại một nghịch lý, mức hấp thụ thị trường kém, tồn kho lớn, trên dưới trăm nghìn tỷ nhưng giá thì bị đẩy lên quá cao. Với lượng giao dịch như thế này, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, có thể giảm tới 80-90%.

Doanh nghiệp địa ốc cầm cự, đợi
Lễ khởi công dự án Hoàng Huy Commerce
Để thị trường bình ổn trở lại

Để thị trường địa ốc năm 2023 sẽ bình ổn trở lại, thoát khỏi thời gian trầm lắng, khó khăn. Cần phải giải quyết được các vấn đề sau:

Thị trường bất động sản cần phải có sự điều chỉnh về giá. Các chủ đầu tư cần hạ giá bán sản phẩm từ 30 – 40%, giúp thanh khoản sản phẩm tăng và khiến giá bất động sản tiệm cận với giá trị vốn có của nó. Cần có sự điều chỉnh về cơ cấu nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản, đa dạng các kênh huy động vốn từ ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu, vốn FDI… Cần điều chỉnh về thanh khoản thị trường. Sẽ mất khoảng 5 – 9 tháng tới đây mới thấy rõ sự điều chỉnh về thanh khoản.

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp cần giữ được dòng tiền, “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu, cơ cấu lại sản phẩm, dự án đang triển khai cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nỗ lực bằng mọi cách để có nguồn thu, không bao giờ rời mắt khỏi mục tiêu tìm kiếm cơ hội cho giai đoạn mới. Thay vì chỉ tập trung vào bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng hay đất nền thì có thể lấn sang cả bất động sản nông nghiệp, công nghiệp.

Giai đoạn khủng hoảng này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp biết nắm bắt để vượt qua và mạnh mẽ hơn khi thị trường bình ổn.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button