Cổ phiếu ngành dệt may đã thực sự phục hồi?

Nhiều dữ liệu cho thấy cổ phiếu ngành dệt may đã thực sự phục hồi; vậy cơ hội nào cho nhà đầu tư quan tâm cổ phiếu nhóm ngành này trong những tháng cuối năm 2023?

Cổ phiếu ngành dệt may đã thực sự phục hồi?

Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành dệt may những tháng cuối năm 2023

Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may của Việt Nam giảm 16,7% so với cùng kỳ, đạt mức 21,5 tỷ USD. Hoạt động xuất khẩu của ngành chịu ảnh hưởng từ nhu cầu yếu tại các thị trường lớn, trong bối cảnh chi phí đi vay cao và kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên dữ liệu qua các tháng đã cho thấy sự phục hồi, giá trị xuất khẩu toàn ngành trong tháng 7/2023 đã tăng 4,1% so tháng trước, đạt 3,65 tỷ USD (sau khi tăng 13,2% trong tháng 6).

Tuy nhiên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trong 06 tháng đầu năm 2023 có phân hóa giữa các nhà sản xuất sợi và các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc.

Cụ thể, tình trạng tiêu thụ yếu đối với các sản phẩm may mặc mặc kéo dài khiến cho lượng hàng tồn kho của của các nhà sản xuất duy trì ở mức cao, dẫn đến đơn hàng mới sụt giảm và kết quả kinh doanh theo đó lao dốc tại các doanh nghiệp may. Mặt khác, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sợi đã cải thiện dần từ khi giá nguyên liệu cotton đã giảm đáng kể do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc trở lại.

Do vậy, nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may có xu hướng tăng cao để phục vụ cho các dịp lễ, Tết, dẫn đến kỳ vọng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ở khâu thượng nguồn (xơ sợi) sẽ sôi động hơn từ quý 3/2023. Chỉ số giá đầu vào cho các nhà sản xuất sợi ở Trung Quốc đã tăng lên trong tháng 5 và 6, cho thấy nhu cầu đang phục hồi.

Bên cạnh đó, thị trường Mỹ sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của nhóm trung và hạ nguồn kể từ quý 1/2024 nhờ bối cảnh kinh tế vĩ mô trở nên tích cực hơn. BSC cho rằng công cuộc kiểm soát lạm phát của Mỹ đang tiến triển tích cực, chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ đảo chiều sau năm 2023, điều này sẽ giúp dần cởi bỏ gánh nặng lên sức tiêu thụ tại các mặt hàng không thiết yếu – trong đó bao gồm quần áo và các sản phẩm khác của ngành dệt may.

Cổ phiếu ngành dệt may đã thực sự phục hồi?

Với xu hướng này, cơ hội cho doanh nghiệp cũng như cổ phiếu ngành dệt may đang hiện hữu. Cổ phiếu STK-Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ có nhiều tín hiệu khả quan khi Nhà máy sợi Unitex giai đoạn 1 sẽ được đưa vào vận hành thương mại trong quý I/2024, giúp nâng tổng công suất của STK lên 96.000 tấn/năm nhằm đón đầu nhu cầu tăng trưởng cho sợi tái chế và sợi nguyên sinh, tại cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Dự báo doanh số bán hàng giai đoạn 2023-2024 của STK sẽ lần lượt tăng trưởng 15%/22% so với cùng kỳ, giúp đưa tốc độ tăng trưởng lợi nhuận về mức 2 con số.

Công ty Cổ phần Damsan (ADS) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.984 tỷ đồng, tăng 73,8% so với cùng kỳ và 110 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ. Hiện ADS đã hoàn thành lần lượt 32,5% và 41,8% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong 2 quý đầu năm.

Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) với kỳ vọng sẽ đưa Nhà máy Xuân Trường vào hoạt động trong quý I/2024, giúp tổng năng lực sản xuất mở rộng, thêm 25%. Thêm vào đó, kỳ vọng đơn hàng mới cho mùa xuân-hè 2024 sẽ rục rịch đến từ quý 4/2023 và đóng góp vào việc tối ưu hóa công suất nhà máy SH10. Dự báo doanh thu của MSH sẽ có thể tăng trưởng trong năm 2024.

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (TNG) trong ngành dệt may cũng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ và 299 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ, công ty đã hoàn thành 49%/33,1% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm. Giới phân tích kỳ vọng TNG vẫn sẽ giữ được đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ vào đơn hàng ổn định từ các đối tác lâu năm.

Đánh giá về dư địa tăng trưởng của cổ phiếu ngành dệt may từ triển vọng ngành, trước hết, hiện mặt bằng lãi suất đã có chiều hướng hạ nhiệt hơn, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần. Thời gian qua, lãi suất cao không chỉ khiến doanh nghiệp phải dừng các dự án mở rộng thị trường, mà còn hạn chế đầu tư, nâng cấp máy móc và trang thiết bị hiện có ở nhà xưởng. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tốc độ tăng trưởng và chất lượng sản phẩm… Từ đó khiến doanh nghiệp mất sức cạnh tranh với thị trường quốc tế và hạn chế cơ hội đón đầu các đơn hàng mới.

Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm thử thách cho ngành dệt may do nhu cầu thấp đối với các sản phẩm may mặc và mức tồn kho cao ở các nhà bán lẻ lớn nước ngoài, sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế thế giới, trong khi lượng hàng may mặc tồn kho tăng cao, dẫn đến các đối tác, khách hàng hạn chế đặt hàng số lượng lớn, thậm chí dừng nhận hàng… Điều này tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu ngành dệt may nói chung. Đồng thời, áp lực tỷ giá cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp dệt may khi phần lớn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu.

Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tốt hơn sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp, nhưng giá bán bình quân đang chịu áp lực giảm giá từ các nhà bán lẻ, SBS dự báo các doanh nghiệp này sẽ ghi nhận doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn cho dù nhiều tín hiệu khởi sắc… Theo đó, trong ngắn hạn SBS cho rằng chưa thấy sự trở lại rõ rệt của ngành may mặc khi doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn giữ tâm lý “phòng thủ” và cắt giảm chi tiêu. Do vậy nhà đầu tư cần thận trọng khi nắm giữ cổ phiếu của ngành dệt may trong thời gian tới.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button