Chuyển đổi số theo chiều sâu: Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế số

Hiện tại, Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghệ, là quốc gia trẻ, có năng lực công nghệ, nền giáo dục công nghệ tốt.

LTS: Theo Thủ tướng, năm 2023, tình hình dự báo khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ thuận lợi. Các cơ quan cần thể hiện vai trò của chuyển đổi số trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Chuyển đổi số theo chiều sâu: Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế số

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC:

Trên bình diện thế giới, chỉ xét riêng 12 nền kinh tế được chọn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam, mới chỉ khai thác thành công 30% tiềm năng của nền kinh tế số vào năm 2021.

Cụ thể, quy mô kinh tế số là 586 tỷ USD vào năm 2021 và vẫn còn 1,4 nghìn tỷ USD lợi ích tiềm năng chưa được khai thác. Tại Việt Nam, kinh tế số đóng góp 10% GDP, dự đoán đến 2030, quy mô kinh tế số đạt 3 nghìn tỷ USD.

Hiện tại, Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghệ, là quốc gia trẻ, có năng lực công nghệ, nền giáo dục công nghệ tốt. Bên cạnh đó là có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, chỉ số sẵn sàng của Việt Nam đang ở mức tiềm năng. Để phát triển kinh tế số tại Việt Nam, các cơ quan cần coi hạ tầng Cloud (đám mây) là hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế số. Do đó, cần có chính sách ưu tiên ưu đãi cao nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này như đất đai, thuế, vốn, thủ tục nhanh…

Ngoài ra, chúng ta cần có các chính sách cần khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ trong nước, có thể theo hình thức đặt hàng sử dụng. Việc phát triển nguồn nhân lực số cũng cần có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo đẩy mạnh đào tạo số, xây dựng đại học số giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, Chính phủ cần xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào hạ tầng kinh tế số, xây dựng nền tảng ứng dụng số, cung cấp dịch vụ số đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ số toàn cầu. Năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ là giai đoạn thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành, mọi cấp, trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện.

BÀ HUỲNH BÍCH NGỌC – PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC TẬP ĐOÀN TTC:

Chuyển đổi số theo chiều sâu: Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế số

Hiện nay, phát triển bền vững không chỉ dừng ở nhiệm vụ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa kinh tế với phát triển xanh, tuần hoàn và giảm phát thải, mà trong bối cảnh xu hướng suy thoái toàn cầu, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao “sức khỏe” năng lực vận hành và nguồn lực nội tại của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp cần đẩy mạnh gia tăng chuyển đổi số. Hướng đi này là xu thế tất yếu và được xác định là yêu cầu bắt buộc, mang tính chất sống còn trong giai đoạn hiện nay với mỗi doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào.

Để đi được xa, chất lượng phải được đặt lên hàng đầu và để đi được nhanh thì phải làm chủ được công nghệ. Doanh nghiệp cần tiếp cận xu thế thị trường, đổi mới – sáng tạo trong mọi hoạt động quản lý, vận hành, sản xuất, kinh doanh.Chủ động trong chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp vừa tồn tại, đáp ứng xu thế kinh doanh mới, vừa giữ vững tâm thế phát triển và tăng trưởng trong tương lai.

Chuyển đổi số thành công sẽ giúp giảm chi phí vận hành, tăng cơ hội kết nối khách hàng, cấu trúc lại doanh nghiệp giúp triển khai công việc và ra quyết định một cách nhanh chóng, định hình lại chuỗi cung ứng nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp…

Để chuyển đổi số thành công thì không thể thiếu sự tham gia của toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên với tinh thần cao độ. Chúng tôi đã triển khai đào tạo, hướng dẫn và truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân sự, đưa khát vọng của họ vào trong quá trình chuyển đổi số để họ thấy rằng chuyển đổi số là xu hướng, có lợi cho tất cả.

Chuyển đổi số theo chiều sâu: Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế sốĐể bồi đắp nguồn lực chất lượng cao, chúng tôi còn liên tục tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo, sáng kiến trong nội bộ Tập đoàn để tìm kiếm những ý tưởng đổi mới, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button