Cách để những người trẻ tài năng “mê” việc
Đặt ra thử thách cho người lao động, đánh giá nhân sự dựa trên năng lực để có đãi ngộ xứng đáng,… đó là những phương pháp mà doanh nghiệp thực hiện để tăng hiệu suất làm việc, giữ chân người tài.
Trong điện thoại của Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1999, đảm nhiệm vị trí Software Engineer tại Zalo AI), vẫn còn lưu clip ghi lại khoảnh khắc sản phẩm trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki chạm mốc 100.000 lượt cài đặt.
Đó là một ngày của tháng 8/2022. Ở khu vực sảnh chính bên trong “đại bản doanh” Zalo, cả trăm nhân viên cùng đứng nhìn lên màn hình tivi khổ lớn. Họ đợi thời điểm con số 99.999 chuyển thành 100.000 lượt cài đặt. Và sau đó, họ reo mừng đón cột mốc mới.
4 tháng sau, Thắng và cộng sự trong nhóm cùng chứng kiến con số 222.000 lượt cài đặt trên ô tô. Đến giờ, dữ liệu hiển thị theo thời gian thực đã là gần 500.000.
Không phải ngẫu nhiên, số liệu trên bảng điện tử lại có sự thay đổi nhanh như vậy. Đằng sau đó là thách thức, chỉ tiêu đặt ra đối với đội ngũ phát triển sản phẩm.
“Nếu không có thử thách, công việc sẽ không có gì hứng thú cả. Màn hình hiển thị lượt cài đặt nhắc chúng tôi nhớ về mục tiêu mình cần đạt được trong từng giai đoạn”, Thắng cho biết.
Chia sẻ về hành trình trải nghiệm của bản thân tại Zalo AI, theo Thắng, có 4 yếu tố khiến cậu chọn đầu quân cho công ty công nghệ này.
Thứ nhất, môi trường làm việc năng động với trang thiết bị đầy đủ. Nhóm của Thắng toàn những người trẻ, tài năng, thế hệ 9x trở về sau.
Thứ hai, văn hoá chia sẻ. Đồng nghiệp hỗ trợ nhau trong học tập kiến thức mới. Trong nhóm, nếu phát hiện vấn đề hay, hữu ích cho việc phát triển sản phẩm, mọi người sẽ chia sẻ, trình bày ý tưởng cho toàn nhóm.
Thứ ba, việc đánh giá năng lực nhân sự, khả năng thăng tiến dựa trên đóng góp của họ cho sản phẩm, công việc chứ không phải số năm kinh nghiệm. Năm ngoái, Thắng được đánh giá “nhảy cóc” qua một bậc nhờ thành tích của cậu. Chính sự ghi nhận này đã khiến Thắng có nhiều động lực hơn trong công việc.
Thứ tư, quá trình tuyển nhân sự đầu vào cho Zalo AI rất khắt khe. Bộ phận này dù chỉ tuyển 1-2 người, cũng mất nhiều thời gian tuyển trạch chứ không tuyển ồ ạt. Điều đó cho thấy, công ty đang đầu tư nghiêm túc cho chất lượng nhân sự và muốn đi chặng đường dài để phát triển AI. Đây là yếu tố quan trọng giúp người đi làm quyết định gắn bó cùng doanh nghiệp.
>> Nóng cuộc chiến thu hút nhân tài trong lĩnh vực AI
Phân tích thêm về các yếu tố một nhân viên cần tại doanh nghiệp, Nguyễn Hoàng Khánh Duy – Senior Product Manager tại Zalo AI cho hay, các nhân sự tốt sẽ quan tâm tới môi trường hợp làm việc; chế độ đãi ngộ; đầu tư mua thiết bị máy móc.
Quan trọng nhất, là việc doanh nghiệp nghiêm túc đầu tư cho lĩnh vực mình theo đuổi. Điều này sẽ khiến nhân viên nhìn thấy sự phát triển của bản thân gắn liền với quá trình phát triển của sản phẩm. Mong muốn được gắn bó lâu dài tại công ty.
Duy cho biết, khi mới bắt đầu, nhóm Duy chỉ có vài người, đảm nhiệm một số phần quan trọng trong sản phẩm. Hiện tại, nhóm đã có tới hơn 40 thành viên, với nhiều nhân sự gen Z, sinh năm 1999, 2000 hoặc thậm chí ít tuổi hơn. Tất nhiên cũng có vài “lão làng” 8x, tuy nhiên, họ cũng trẻ trung, năng động không hề thua kém lớp đàn em.
Hiện, dù chưa đến 30 tuổi nhưng Duy đã là quản lý, phụ trách một nhóm nhỏ trong phát triển sản phẩm trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki cho người dùng trên xe ô tô.
Theo Khánh Duy, các nhân sự trẻ ở Zalo AI được tin tưởng, trao cơ hội để sáng tạo và tham gia các dự án khó. Sau mỗi dự án, họ vừa cảm thấy tự hào với những đóng góp thực tế, vừa cảm thấy mình đã học được kiến thức mới, giúp ích cho bản thân trên con đường sự nghiệp sau này.
Thực tế chứng minh, tại Zalo AI, đội ngũ nhân sự trẻ, tài năng đã có những đóng góp lớn, tạo nên thành công bước đầu trên con đường đưa AI vào phục vụ đời sống người Việt.
Cụ thể, với trợ lý Kiki, nhờ định hướng đúng đắn, sự chuẩn bị kỹ các nền tảng về công nghệ khá sớm, và hơn hết là sự đầu tư vào con người như đã nói, sản phẩm AI “made in Việt Nam” này đã nắm bắt và tận dụng tốt khi cơ hội đến.
Dựa trên những yếu tố tiền đề, những nhân sự tài năng, nhiệt huyết đã phát huyvai trò quan trọng của mình. Chứng tỏ, Zalo sớm đã đầu tư bài bản, nghiêm túc cho AI trên mọi nguồn lực.
“Trao cho người trẻ cơ hội và thử thách họ. Đưa ra đãi ngộ xứng đáng với sự cống hiến trong công việc. Đó là cách doanh nghiệp khiến những nhân sự trẻ ngày càng ‘mê’ việc”, Nguyễn Hoàng Khánh Duy cho biết.
Mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động đang ngày càng được chú trọng. Mối quan hệ này giúp tạo sự gắn kết lâu dài giữa nhân viên với công ty, đồng thời, tăng hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, việc giữ chân nhân tài là cần thiết trong bối cảnh xu hướng “chảy máu chất xám” vẫn đang diễn ra. Ngày càng nhiều nhân sự giỏi trong một số ngành như IT, kế toán/kiểm toán đi tìm việc làm tốt tại các quốc gia khác. Dữ liệu từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 người, gấp hơn 1,55 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, chỉ trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 65,72% kế hoạch năm 2023. |