Bước chuyển mình của Vietnam Airlines

Dù vẫn còn bị lỗ lũy kế lớn, nhưng tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) có nhiều chuyển biến tích cực.

Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp này chính là quá trình tái cơ cấu nhằm xoá lỗ luỹ kế.

Bước chuyển mình của Vietnam Airlines

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của HVN qua các năm.

Cổ phiếu thoát diện cảnh báo

Trong một số phiên giao dịch cuối tháng 12/2023, cổ phiếu HVN đã tăng trần vì cổ phiếu này được đưa ra khỏi diện cảnh báo. Theo đó, cổ phiếu HVN có thời điểm tăng lên mức 13.350 đồng/cp. Đây đã là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu HVN.

Dù cổ phiếu HVN thoát khỏi diện cảnh báo, nhưng vẫn đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết vì doanh nghiệp này đã trải qua 3 năm lỗ liên tiếp. Đến cuối quý 3/2023, lỗ lũy kế của HVN hơn 37.932 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu.

Trong quý 3/2023, HVN tiếp tục tăng trưởng lùi khi lỗ hơn 2.200 tỷ đồng mặc dù doanh thu tăng hơn 10% so với cùng kỳ, cán mốc hơn 23.569 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các khoản chi phí tăng như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, HVN đạt doanh thu thuần hơn 67.627 tỷ đồng, tăng hơn 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng HVN vẫn lỗ ròng hơn 3.534 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu.

Đẩy mạnh tái cơ cấu

Để bảo đảm dòng tiền kinh doanh, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng của HVN cho biết, kinh doanh thua lỗ thì dòng tiền khó đảm bảo cân bằng khiến tài chính doanh nghiệp khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hàng không phục hồi nhanh, đặc biệt là năm 2023, nên dòng tiền của hãng được cải thiện mặc dù con số nợ, giãn, hoãn rất lớn.

– 3.534 tỷ đồng là khoản lỗ ròng 9 tháng đầu năm 2023 của HVN. Đến nay, HVN lỗ lũy kế – 37.932 tỷ đồng.

Năm 2023, không những dòng tiền đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà HVN còn bố trí trên 7.000 tỷ đồng trả các khoản nợ đã cam kết. Cùng với dòng tiền từ kinh doanh và bổ sung dòng tiền từ Đề án tái cơ cấu, HVN sẽ cam kết trả các khoản nợ, là ưu tiên số 1 trong Đề án tái cơ cấu, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Cho đến nay, những khoản nợ của HVN đang dần được xử lý theo lộ trình, và HVN cũng cam kết trả những khoản nợ đã hoãn. Đó là một trong nỗ lực của cả Tổng Công ty và từ năm 2024 trở đi doanh nghiệp có thể tự cân bằng dòng tiền để tổ chức sản xuất kinh doanh mà không cần hỗ trợ, qua đó khắc phục khả năng hủy niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, để xóa lỗ lũy kế và dương vốn chủ sở hữu, đòi hỏi HVN có thể mất rất nhiều năm. Điều quan trọng nhất đối với HVN là cần được thông qua Đề án tái cơ cấu gồm tái cơ cấu danh mục đầu tư, tái cơ cấu các công ty con và tái cơ cấu nguồn vốn. Để tiếp tục tái cơ cấu đưa vốn chủ sở hữu về dương, HVN đang tích cực đề nghị Chính phủ cho thực hiện thoái vốn một số đơn vị thành viên.

Về công tác tái cơ cấu tài sản, HVN đang triển khai việc bán một số tàu bay cũ, cho thuê lại máy bay, động cơ để cải thiện dòng tiền. Theo ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT HVN, việc này sẽ được thực hiện linh hoạt để đảm bảo cho đội bay của HVN vận hành trơn tru kể từ năm 2024.

 

Bài Viết Liên Quan

Back to top button