Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc về Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp. Đến dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Hải Ninh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, Bộ Tư pháp cùng các bộ ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 28 luật, 5 nghị quyết quy phạm. Riêng Bộ Tư pháp đã chủ trì, xây dựng trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 3 luật, 1 nghị quyết. Bên cạnh đó toàn ngành đã tham mưu xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 832 văn bản quy phạm pháp luật; cơ quan tư pháp tại địa phương đã phối hợp tham mưu ban hành 4.832 văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh, 2.144 văn bản quy phạm pháp luật cấp huyện và 2.629 văn bản quy phạm pháp luật cấp xã.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc về Triển khai công tác tư pháp năm 2025
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025

Công tác thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp được đánh giá cao, là cơ sở quan trọng để quyết định ban hành văn bản. Trong năm 2024, Bộ đã thẩm định 209 đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 692 văn bản; các địa phương đã thẩm định đối với 365 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và 8.058 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn và gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

Năm 2024, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành đã tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 6.099 văn bản quy phạm pháp luật. Riêng tại Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 3.040 văn bản. Các địa phương đã kiểm tra theo thầm quyền 5.195 văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ, Ủy, ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn các bộ, ngành xây dựng.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc về Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Về công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, với trên 621 nghìn việc được thi hành xong, thu được trên 117 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 45 nghìn việc và tăng hơn 27 nghìn tỷ đồng so với năm 2023). Trong đó, đã thi hành xong 6.252 việc, thu được hơn 30 nghìn tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng; thi hành xong 9.211 việc, thu được trên 22 nghìn tỷ đồng đối với các khoản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng (đặc biệt vụ Tân Hoàng Minh với tổng số bị hại là 6.630 người; cơ quan Thi hành án dân sự đã xử lý chi trả cho 6.492 bị hại với số tiền hơn 8.600 tỷ đồng). Việc theo dõi thi hành án hành chính ngày càng hiệu quả hơn. Các cơ quan đã thi hành xong 896 bản án, quyết định hành chính (tăng 314 so với năm 2023).

Trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được đổi mới, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Các địa phương đã tích cực số hóa sổ hộ tịch, nhiều nơi đã về đích sớm như Hà Tĩnh, Bình Thuận, Bạc Liêu… Đến nay, đã số hóa hơn 3 triệu sổ với 95,8 triệu dữ liệu, trong đó đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên 79,3 triệu dữ liệu và được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thể chế pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện với việc Bộ, ngành Tư pháp tham mưu Chính phủ trình Quốc hội khóa XV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản và Luật Công chứng (sửa đổi). Công tác trợ giúp pháp lý đóng vai trò tích cực trong an sinh và phát triển kinh tế-xã hội. Cả nước đã thụ lý 63.361 vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó có 56.034 vụ việc tham gia tố tụng…

TGA

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận

Back to top button