Black Friday và những điều chưa kể
Ngày thứ sáu “đen tối” cứ ngỡ rằng sẽ “tươi sáng” nhưng nào ngờ sự “tối đen” đã thực sự bao trùm lên rất nhiều các cửa hàng và trung tâm thương mại trên toàn thế giới.
Mỗi dịp lễ sắp được diễn ra thường được xem là “cơ hội vàng” của năm để các nhà sản xuất tung ra những đợt giảm giá lớn nhằm kích thích nhu cầu mua hàng từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, những năm gần đây với tình hình lạm phát diễn ra ngày càng gay gắt thì người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu lại hơn so với trước kia (thời điểm covid-19 vẫn chưa xảy ra).
Tại Việt Nam, Black Friday mặc dù diễn ra nhiều ngày nhưng tình hình nhìn chung khá hẩm hiu. Một số nơi quyết định tiếp tục thêm thời gian khuyến mãi sang đầu tuần nhưng tình hình săn hàng giảm giá hậu Black Friday cũng không mấy khả quan. Bởi lẽ dù có để bảng giảm giá sâu từ 60% – 80% nhưng khi vào đến cửa hàng thì những món hàng giảm giá ấy lại là những mặt hàng đã cũ hoặc không phù hợp với đại đa số nhu cầu của khách hàng.
Năm nay các cửa hàng không đầu tư nhiều cho Black Friday để hút khách. Việc đổ xô phát quà, voucher ưu đãi cho khách không rầm rộ như các năm.
Ngày nay, với sự bùng nổ từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 do đó việc mua sắm trực tuyến là một trong những hoạt động được ưu tiên từ người tiêu dùng bởi vì sự nhanh, gọn, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và áp được thêm mã giảm giá khi mua sắm online.
Theo báo cáo công bố ngày 25/11 của Adobe Analytics, trong ngày siêu giảm giá Black Friday, người tiêu dùng Mỹ đã chi kỷ lục 9,8 tỷ USD cho mua hàng trực tuyến, tăng 7,5% so với năm ngoái. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự lên ngôi của ngành thương mại điện tử không chỉ riêng tại nước Mỹ mà còn là ở nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, đang diễn ra tuần lễ Online Friday (27/11- 3/12/2023) hay còn được viết đến là Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam được Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thường niên giai đoạn II (2021 – 2025).
Vì vậy, để thực hiện được việc chuyển đổi số thành công thì các công cụ để chuyển đổi số như app, website, thực tế ảo (VR),… là phương tiện hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm “số hóa” tiết kiệm thời gian, chi phí, dễ quản lý đồng thời giúp tăng doanh thu, tăng thị phần của doanh nghiệp ấy trên thị trường trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam, đã có những đơn vị cung cấp các công cụ chuyển đổi số như Misa, VNPT,… trong đó KTS Group là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thực tế ảo (VR360) và thực tế ảo tăng cường (AR).
Tương lai về thị trường Việt Nam trong việc chuyển đổi số chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tuy nhiên rất cần những doanh nghiệp “có tâm và có tầm” để hỗ trợ người dân chuyển đổi số thành công.