UBCKNN: Giao dịch tiền mã hóa trên các ứng dụng, sàn giao dịch là chưa được cấp phép

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã phát đi thông báo liên qua đến các hoạt động giao dịch tiền mã hóa trên các ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán.

Theo thông báo, UBCKNN cho biết, trong thời gian qua xảy ra hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đặt biển tên công ty chứng khoán khi chưa được cấp phép, tổ chức vận hành các ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán trái phép (Gate.io, GoldFinger Finance, Vietdiamondstocks, bawallet9.com, Londonex.com, ZenoMarkets.com, CHMarkets.com, JASS.com, DEXDN.com, LPL.com, TradeTime.com,…), thông qua mạng xã hội, kêu gọi nhà đầu tư mở tài khoản, gửi tiền vào các ví điện tử, đầu tư vào các loại tiền mã hóa (Pi, USDT, BUSD,…) trên các sàn giao dịch chứng khoán không phải do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con tổ chức, vận hành. Sau một thời gian không rút được tiền, hoặc tài khoản đầu tư bị thua lỗ nghiêm trọng, nhà đầu tư mới phát hiện có hành vi lừa đảo.

UBCKNN: Giao dịch tiền mã hóa trên các ứng dụng, sàn giao dịch là chưa được cấp phép

UBCKNN khuyến cáo đối với nhà đầu tư về việc hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Ảnh minh họa

UBCKNN đã có khuyến cáo đối với nhà đầu tư về việc hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Do đó, trong thời gian này, để tham gia giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư cần tuân thủ quy định pháp luật về chứng khoán về việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán do UBCKNN cấp phép thành lập và hoạt động.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần lưu ý các quy định pháp luật về các loại chứng khoán được phép giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019:“Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định”.

Theo đó, các loại tiền kỹ thuật số như Pi, USDT, BUSD,.. không phải là chứng khoán và việc mua bán các loại tiền kỹ thuật số nêu trên của nhà đầu tư chưa được pháp luật quy định.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 26, 27 Điều 4 về khái niệm “Hệ thống giao dịch chứng khoán” và “Thị trường giao dịch chứng khoán”, Điều 42 về “Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán” Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, chỉ có Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Việt Nam và công ty con là SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con (gồm SGDCK Tp. Hồ Chí Minh, SGDCK Hà Nội), không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán. Do đó, UBCKNN không quản lý các sàn giao dịch như Gate.io, GoldFinger Finance, Vietdiamondstocks,… và hoạt động giao dịch trên các sàn này.

Trước khi UBCKNN ra thông báo khuyến nghị, ở góc độ của Ngân hàng Nhà nước – cơ quan quản lý các tổ chức và phi tín dụng cung cấp dịch vụ thanh toán – Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng đã nhiều lần khẳng định các giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam là chưa được pháp luật cho phép. Hiểu theo một cách khác, hiện tất cả các ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán có cung ứng dịch vụ cho phép nhà đầu tư đặt lệnh mua bán, “trade” các loại tiền kỹ thuật số Pi, USDT, BUSD… và nhiều loại tiền mã hóa khác, đều không được pháp luật cấp phép và nhà đầu tư giao dịch trên các ứng dụng, sàn giao dịch không được pháp luật bảo hộ.

Thậm chí, trong một hội thảo mới đây về Phòng, chống tội phạm rửa tiền đối với tiền mã hóa, TS Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm  Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) còn cho biết, trong bối cảnh hiện nay giao dịch tiền mã hóa không loại trừ các khả năng rửa tiền. Tại TP Hồ Chí Minh, Hiện các giao dịch tiền mã hóa đang xảy ra hàng ngày. “Tiền mã hoá được sử dụng để thanh toán song không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này. Việt Nam chưa công nhận tiền mã hoá song trên thực tế vẫn diễn ra các giao dịch, vậy phòng chống rửa tiền thế nào?”, ông đặt vấn đề và khẳng định đã đến lúc các cơ quan quản lý nhằm hoàn thiện qui định pháp luật để hạn chế ngăn chặn được hành vi phạm tội. Quan điểm của VNBA là việc phòng ngừa thường “đi trước” và được thực hiện trước giai đoạn chống “rửa tiền”. Đây là một vấn đề cấp bách không thể để nước đến chân mới nhảy mà cần phải thực hiện ngay để việc thực thi cơ chế chính sách được thực hiện tốt hơn.

UBCKNN: Giao dịch tiền mã hóa trên các ứng dụng, sàn giao dịch là chưa được cấp phép

Theo dữ liệu từ công ty thanh toán tiền mã hóa Triple A, năm 2022, có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ thuật số, tương đương 6% dân số. Theo đó, Việt Nam đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A. Con số này cho thấy xu hướng nắm giữ và giao dịch tài sản kỹ thuật số đang hiện hữu trong dân và là nhu cầu của nhà đầu tư. Việc sớm ban hành và đi đến hoàn thiện các khung khổ, quy định pháp cho lĩnh vực tiền mã hóa và tài sản kỹ thuật số nói chung vì vậy vô cùng cần thiết

Năm 2021, Chính phủ giao cho NHNN là cơ quan chủ trì nghiên cứu, thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 2023. Tuy nhiên cho đến hiện tại,  cơ quan quản lý chưa có thông tin cụ thể về đề án nghiên cứu, thí điểm này. Một lãnh đạo của cơ quan quản lý này cũng từng cho biết việc nghiên cứu không thể “một sớm một chiều” và cần có thời gian.

Để nâng cao hiệu lực các quy định về phòng, chống rửa tiền thông qua chuyển tiền điện tử – một “chốt chặn” trong phòng chống các hành vi phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng và có liên quan đến cả giao dịch các tài sản kỹ thuật số ngoài quy định pháp luật, trong tháng 7/2023, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 09/2023 hướng dẫn một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền. Thông tư này có quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Trong đó, có một số quy định đáng chú ý là: Quy định các giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam, có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương, thuộc đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin tại khoản 3 Điều này và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định.

Tương tự, các giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương, cũng thuộc đối tượng thu thập dữ liệu và báo cáo.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button