Trước ngày 10/6, hoàn thành tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

Theo thông tin từ lãnh đạo UBND thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), từ ngày 1 – 2/6/2024, bắt đầu từ 7h30 đồng loạt tại 311 phố, thôn trên địa bàn thành phố đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn hoàn thành tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri trước ngày 10/6/2024; UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành tổng hợp báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri gửi UBND tỉnh Thanh Hóa trước ngày 15/6/2024.

Trước ngày 10/6, hoàn thành tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

Trước đó, ngày 23/5/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa; ngày 27/5/2024 UBND thành phố Thanh Hóa ban hành kế hoạch số 686, tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông qua HĐND xã, phường, thành phố tán thành chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hoá và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hoá; nhập phường Tân Sơn vào phường Phú Sơn thuộc thành phố Thanh Hoá.

Trước ngày 10/6, hoàn thành tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

Đây là chương trình Thực hiện kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị khóa XVIII về việc “tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030” và những nội dung cơ bản của đề án nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, thành lập các phường thuộc thành phố Thanh hóa; Thực hiện Nghị quyết số 35 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030; Nghị quyết số 117 ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025,

Theo Dự thảo đề án sáp nhập, toàn bộ gần 83km2, dân số hơn 88.000 người của huyện Đông Sơn sẽ nhập vào thành phố Thanh Hóa. Sau sáp nhập, thành phố sẽ có diện tích tự nhiên hơn 228 km2, dân số gần 594.000, với 37 phường và 11 xã. Có 7 phường dự kiến được lập mới, gồm: Rừng Thông, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Khê và Đông Thịnh. Sau sáp nhập, tỉnh Thanh Hóa sẽ giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, còn 2 thành phố (Sầm Sơn, Thanh Hóa), 2 thị xã (Nghi Sơn, Bỉm Sơn) và 22 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã.

Mục đích, yêu cầu đặt ra của kế hoạch là thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ để cử tri hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc lấy ý kiến; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri. Giải thích, động viên cử tri tham gia tích cực, đồng thuận, thống nhất cao đối với việc nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Thanh Hóa.

Về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri, kế hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa đưa ra phạm vi, nội dung lấy ý kiến đối với từng đơn vị, việc lập niêm yết danh sách cử tri, thành lập tổ lấy ý kiến cử tri, thời gian và hình thức thực hiện. Riêng về hình thức lấy ý kiến cử tri có thể triển khai thông qua tổ chức hội nghị hoặc tổ chức phát phiếu lấy ý kiến theo hộ gia đình.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn chỉ đạo, việc tổ chức lấy ý kiến cử tri phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, đúng quy định của pháp luật, đúng thời gian, tiến độ đề ra.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, địa phương phải đặt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền lên hàng đầu. Tập trung hướng dẫn, cung cấp kịp thời các thông tin để cử tri hiểu đúng, đầy đủ về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về việc sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính.

Nhiều học giả, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, phù hợp với các định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời, cũng là ý nguyện của đại đa số nhân dân hai địa phương huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa.

Việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa là yêu cầu cần thiết và tất yếu, để mở rộng không gian đô thị TP Thanh Hóa, đồng thời từng bước khẳng định vị thế,tiềm năng và tương lai phát triển, tạo đòn bẩy và sức bật, lợi thế so sánh của tỉnh Thanh Hóa trong xu thế hội nhập, phát triển hiện nay, góp phần quan trọng đưa Thanh Hóa sớm trở thành một cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển (Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng – Thanh Hóa) cũng như ở khu vực Bắc miền Trung.

Trước ngày 10/6, hoàn thành tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

Xét trên bình diện lịch sử và văn hóa, thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn có quá trình giao thoa, tiếp biến khá đặc sắc và sâu đậm. Thành phố mới sẽ mang trong mình nhiều giá trị truyền thống, bao gồm cả lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn. Việc nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa vẫn giữ được truyền thống, lịch sử, văn hóa mà bao đời nay người dân Đông Sơn đã xây dựng, lưu giữ và phát triển. Danh xưng Đông Sơn vẫn còn mãi trong đời sống, được ghi vào lịch sử gắn với tên của một nền văn hóa với nhiều thành tựu rực rỡ – Văn hóa Đông Sơn. Đồng thời đây là một trong những giá trị góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu của trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính của tỉnh Thanh. Đáng chú ý, trong những năm qua, việc thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) gắn với định hướng phát triển đô thị ở huyện Đông Sơn được thực hiện khá đồng bộ, bài bản, mạnh mẽ, quyết liệt và đã đem lại kết quả rất tích cực về hạ tầng sản xuất, kỹ thuật và kinh tế – xã hội, môi trường… và cũng có thể được ví  như một bước đệm một nền tảng, rất quan trọng để kết nối làm phong phú thêm bức tranh về TP Thanh Hóa đa sắc, đa màu và hòa nhập.

Đỗ Long

Bài Viết Liên Quan

Back to top button