Tập đoàn Sunhouse: Bất chấp khó khăn vững đà bứt phá
(TGA) – Nhìn lại năm 2021, SUNHOUSE chứng tỏ mình là một thương hiệu Việt với nội lực mạnh mẽ khi vượt qua những khó khăn của đại dịch và vẫn gặt hái những con số tăng trưởng ấn tượng.
Đặt trong bối cảnh chung năm 2021, một năm của nhiều khó khăn và thách thức do Covid-19 gây ra, tất cả mọi doanh nghiệp từ Bắc vào Nam, từ nội địa đến quốc tế gặp khó khăn vì đứt gãy chuỗi cung ứng, mất thanh khoản, hao tốn chi phí duy trì sản xuất và chống dịch… SUNHOUSE cũng không tránh khỏi những khó khăn chung do thị trường tác động.
Tuân thủ những chính sách chung của Chính phủ, các địa điểm kinh doanh/đối tác kinh doanh của SUNHOUSE “đóng băng” nhiều tháng liền (từ khoảng tháng 5 đến tháng 9/2021). SUNHOUSE duy trì sản xuất 3T tại nhà máy chính ở Hà Nội, với khoảng 1.500 công nhân viên sinh hoạt và lao động tại chỗ – điều này đem đến một bài toán về chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. Nhu cầu về hàng hóa tạm thời bị chững lại do logistics bị đình trệ, người dân nén nhu cầu do thu nhập bị ảnh hưởng… Bất chấp những khó khăn chất chồng, SUNHOUSE vẫn cho thấy tiềm lực đáng nể của doanh nghiệp Việt khi luôn sẵn có các phương án dự phòng, chớp lấy cơ hội ngàn năm có một.
Xuất khẩu bù trừ cho nội địa, tổng doanh thu vẫn tăng trưởng ấn tượng
Theo ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SUNHOUSE chia sẻ, trước ảnh hưởng của đại dịch, mảng kinh doanh chính không tăng trưởng như kỳ vọng, thị trường nội địa cũng không khả quan khi doanh thu chỉ tăng khoảng 8% so với cùng kỳ (số liệu tính đến tháng 10/2021).
Tuy nhiên, doanh nghiệp đã nhanh chóng tận dụng thị trường xuất khẩu và gặt hái thành công. Tháng 7/2021, SUNHOUSE khai trương dây chuyền sản xuất nồi chiên không dầu theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ với công suất giai đoạn một là 60.000 sản phẩm/tháng. Để có được đơn hàng xuất khẩu với đối tác lớn tại Mỹ về đồ gia dụng này, theo chia sẻ từ đại diện Tập đoàn SUNHOUSE, doanh nghiệp đã phải tiếp cận đối tác từ 1 năm trước, nghiên cứu về nhu cầu cũng như trải qua nhiều vòng đánh giá năng lực. SUNHOUSE đã mạnh dạn đầu tư thiết lập dây chuyền chính thức, bởi theo ông Nguyễn Xuân Phú – đây là sự đầu tư xứng đáng. Nếu không phải đối tác này thì SUNHOUSE vẫn luôn có sẵn những đối tác khác đang liên lạc. Sự chuẩn bị này không hề là thừa thãi mà chứng tỏ tự tin của một doanh nghiệp Việt luôn sẵn sàng cho những cơ hội.
“Trái ngọt” của thương vụ này là doanh thu xuất khẩu tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ, và kéo theo tổng doanh thu tăng trưởng khoảng 25%.
Giữ vững vị thế dẫn đầu trong thị trường nội địa
Ngay trong khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, SUNHOUSE vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với hơn 1.500 cán bộ công nhân viên tại nhà máy Hà Nội. Nhờ đó, doanh nghiệp vẫn gặt hái được những thành tích ấn tượng thể hiện qua các con số:
Ngay trong khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, SUNHOUSE vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với hơn 1.500 cán bộ công nhân viên tại nhà máy Hà Nội. Nhờ đó, doanh nghiệp vẫn gặt hái được những thành tích ấn tượng thể hiện qua các con số:
– Xếp hạng 317/500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (tăng 22 bậc so với năm 2020).
– Xếp hạng 175/500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (tăng 18 bậc so với năm 2020).
– Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.
– Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội.
– Top 150 Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021.
SUNHOUSE tự hào là thương hiệu Việt trưởng thành và phát triển bền vững nhờ sự tin tưởng của người tiêu dùng. Bởi thế, doanh nghiệp luôn tập trung vào chất lượng sản phẩm để đáp ứng kỳ vọng của thị trường cũng như đem đến cuộc sống tiện nghi nhất cho số đông khách hàng Việt Nam, giữ vững vị thế thương hiệu gia dụng nhà bếp hàng đầu Việt Nam.
Hoạt động xã hội vì cuộc sống người Việt
Trong 20 năm qua, Tập đoàn SUNHOUSE vẫn luôn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách thực chất và xuất phát từ tâm với phương châm: Sẻ chia để cùng phát triển. Năm 2021, khi cả đất nước gồng mình chống dịch, SUNHOUSE cũng không quên trách nhiệm của một doanh nghiệp Việt với cuộc sống người Việt.
– Trực tiếp ủng hộ Sở Y tế, bệnh viện dã chiến, UBMTTQ tại các địa phương Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên, Tây Ninh các vật phẩm thiết yếu hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Tổng giá trị vật phẩm 2 tỷ đồng.
– Ủng hộ kinh phí cho quỹ vacxin phòng chống Covid-19 Việt Nam với số tiền là 3 tỷ đồng.
– Ủng hộ cho 14 bệnh viện dã chiến miền Nam các vật phẩm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch (BV dã chiến Thu Dung, BV Nhiệt đới, BV Nhân dân Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương…). Tổng giá trị vật phẩm hơn 200 triệu đồng.
– Ủng hộ 200 tấn gạo cho các bếp ăn thiện nguyện trên khắp địa bàn TP.HCM. Đây là các bếp ăn phục vụ cho các bệnh viện, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung. Tổng giá trị 400 triệu đồng.
– Ủng hộ cho chương trình “ATM F0 chống dịch” do Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam phát động với số tiền hộ 800 triệu đồng.
Hơn 6 tỷ đồng được doanh nghiệp ủng hộ với nhiều hình thức thiết thực nhất đến các địa phương, đơn vị, cơ sở… cần sự chung tay giúp đỡ nhất. Tuy chỉ là những hành động nhỏ bé nhưng tin rằng với sự đồng lòng quyết tâm của cả dân tộc, dưới sự chỉ đạo quyết liệt và tâm huyết của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam sẽ nhanh chóng khống chế được dịch bệnh và sớm ổn định lại cuộc sống, cùng doanh nghiệp nhanh chóng phát triển kinh tế.
THẾ GIỚI ẢNH 220+221