Suy ngẫm từ hướng đi của KTS GROUP

Năm 2025, theo dự báo tới, nếu nền kinh tế số Việt Nam đạt tới ngưỡng 49 tỷ USD thì con số này ở lĩnh vực TMĐT là 32 tỷ USD, chiếm tới hơn 65%. Nhưng nguồn nhân lực, nhất là các vị trí cấp cao cho lĩnh vực này vẫn là câu hỏi không dễ trả lời.

Với sự phát triển của điện thoại thông minh, thiết bị di động và dịch vụ Internet, sự phát triển của TMĐT, bán hàng online vẫn sẽ là một xu hướng tất yếu. 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay, gồm: Shopee, Tiktok Shop, Lazada, Tiki, Sendo đang “làm mưa, làm gió” trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam.  Nếu không chọn được hướng đi mới, các sàn TMĐT Việt Nam sẽ gặp muôn vàn khó khăn, nếu như không muốn nói là thất bại.

Hướng đi cho các sàn TMĐT Việt Nam 

Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam năm ngoái đạt tới 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Theo ước tính, có tới gần 60 triệu người Việt tham gia mua hàng online với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260 – 285 USD trong năm 2022.

Tuy nhiên, các nhà bán hàng nhỏ lẻ và không chuyên nghiệp được dự đoán sẽ khó tồn tại trên thị trường nếu như không có hướng đi khác biệt, lợi nhuận sẽ đổ về các nhà bán hàng thực sự chuyên nghiệp và có đầu tư cho việc bán hàng trên TMĐT. Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc của Tiktok Việt Nam, cho rằng Tiktok đã dồn sức để giúp người tiêu dùng Việt hiểu rằng TMĐT là một phần của nền kinh tế số, đó là hơi thở của cuộc sống, người tiêu dùng vừa mua sắm và vừa giải trí. Đi sau, nhưng định hướng đúng Tiktok đang chiếm vị trí số 2 của TMĐT tại thị trường trường Việt Nam.

Trong vòng 3 năm gần đây, xu hướng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự có chuyên môn về TMĐT ngày càng tăng. Điểm đầu vào của các khoa đào tạo TMĐT tại Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại vào khoảng 27 điểm (trong tổng số 30 điểm) luôn thuộc tốp đầu của các trường kinh tế. Nhưng nguồn nhân lực TMĐT tại Việt Nam hiện vẫn còn đang trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng so với nhu cầu tuyển dụng của thị trường.

Theo một khảo sát của nhà báo An Thanh (Báo Kinh tế và Đô thị) mới chỉ có 30% nhân lực trong ngành TMĐT được đào tạo chính quy, 55% được đào tạo từ những ngành khác nhưng có liên quan đến TMĐT như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, 15% do các doanh nghiệp tự đào tạo.

Kinh nghiệm Trung Quốc

Kinh nghiệm phát triển TMĐT của Trung Quốc là tập trung phát triển livestream, chính quyền các địa phương cũng nỗ lực tham gia vào xu hướng này, để quảng bá sản phẩm của địa phương. Các mặt hàng ăn khách lâu nay như đồ trang sức, dụng cụ thể thao, quần áo và đồ lót vẫn là những sản phẩm được săn đón nhiều trên các nền tảng phát trực tiếp này.

Theo iResearch, Trung Quốc có ít nhất 1,23 triệu “streamer” chuyên nghiệp trên toàn quốc, trong đó có các ngôi sao như Li và Viya, đã trở thành triệu phú hay thậm chí là tỷ phú tiền đô. Sự kiện livestream của Li đã đạt kỷ lục 248 triệu lượt xem và có doanh thu 11,5 tỷ NDT. Thành tích của Li gần như ngang bằng với Huang Wei (hay còn gọi là Viya) đã bán được 8,5 tỷ NDT trong cùng ngày.

“Trang công nghệ MIT Technology Review gần đây đã đăng tải về xu hướng nhân viên bán hàng AI ở Trung Quốc. Các sàn TMĐT nổi tiếng Taobao, Douyin hay Kuaishou vẫn sáng đèn hoạt động 24/7 với những người bán hàng trẻ trung, năng động đang cố gắng mời người xem mua đủ loại hàng hóa, đây đều là những sản phẩm “deepfake” do AI tạo ra” giảng viên Nguyễn Phan Anh (Đại học Thương Mại) chia sẻ. Một “bản sao” AI cơ bản hiện có giá khoảng 1.100 USD, với các “deepfake” có các biểu cảm như con người có thể lên đến hàng ngàn USD, nhưng năng suất lao động của nó bằng 7-8 người bán hàng bình thường.

Đào tạo và đào tạo lại

KTS Group đang đi đầu trong việc phát triển công nghệ VR 360 và tích hợp livestream, AI bán hàng đối với lĩnh vực TMĐT nhưng họ vẫn phải tiến hành hàng chục lớp đào tạo kỹ năng livestream cho đội ngũ nhân viên của mình. Có mặt tại khóa học livestream tại Phúc Yên, Chủ tịch KTS Hoàng Văn Ngọc chia sẻ: “Nhân viên KTS đã được trang bị kỹ năng livestream nhưng khi được chuyên gia TMĐT Nguyễn Phan Anh đào tạo thực chiến, mọi người vẫn thấy hào hứng, bất ngờ. Đây là một cách tuyệt vời để tăng cường kết nối thương hiệu với khách hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng”. 

Suy ngẫm từ hướng đi của KTS GROUP
Giảng viên Phan Anh với khóa đào tạo “thực chiến” livestream tại KTS MALL.

Bán hàng thông qua livestream là một kênh bán hàng mới nổi dành cho các nhà bán lẻ. Mặc dù vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng livestream bán hàng đã có những bước nhảy vọt nhanh chóng, góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại mạnh mẽ, đặc biệt là thương mại điện tử. Không phải ai sau một thời gian livestream đều trở thành những người có tầm ảnh hưởng (KOL/KOC/Celeb) đối với TMĐT nhưng nếu không thành thạo kỹ năng này thì chắc chắn bạn sẽ khó bán được hàng theo hình thức trực tuyến với chi phí hợp lý.

Đông Hùng

Bài Viết Liên Quan

Back to top button