Quyết tâm phát triển nền đối ngoại và ngoại giao hiện đại

(TGA) – Trong công cuộc đổi mới, ngành Ngoại giao cùng với các cơ quan, lực lượng đối ngoại đã đạt những thành tựu quan trọng, để lại nhiều dấu ấn nổi bật về đối ngoại. Đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, ngoại giao Việt Nam đã ghi điểm với đất nước khi thực hiện thành công ngoại giao vaccine, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế” để chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, vừa kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế.

Thông điệp hình ảnh đất nước Việt Nam năng đông, đổi mới, khát vọng phát triển yêu chuộng hòa bình

Chuyến công du của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Cuba và tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thực hiện một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ từ ngày 21 – 24/9/2021, nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII, Chỉ thị 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế đi vào chiều sâu, thể hiện Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế; gửi đi thông điệp ở cấp cao nhất tới bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, khát vọng phát triển, yêu chuộng hòa bình, đề cao chủ nghĩa đa phương; thể hiện vai trò, vị thế là thành viên có trách nhiệm, đóng góp thực chất vào các hoạt động của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Ngay sau đó, Chủ tịch nước đã đi thăm chính thức Thụy Sĩ từ ngày 25 đến ngày 29/11 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin, truyền tải mạnh mẽ thông điệp của Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, thiết thực với Thụy Sĩ qua các định hướng hợp tác mới, tiềm năng về kinh tế, thương mại, đầu tư… Chuyến thăm cũng khẳng định chủ trương của Việt Nam coi trọng hợp tác với Liên hợp quốc cũng như các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có trụ sở tại Thụy Sĩ; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ cho nỗ lực phòng chống đại dịch COVID -19, phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội thời gian tới thông qua đổi mới, sáng tạo và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Quyết tâm phát triển nền đối ngoại và ngoại giao hiện đại
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Sĩ.

Tiếp theo Thụy Sĩ, Chủ tịch nước đã thăm Liên bang Nga, một chuyến đi được ca ngợi là một trong những điểm nhấn quan trọng trong chương trình nghị sự song phương năm 2021, được kỳ vọng đem lại một xung lực mới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga – Việt trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp trong tương lai. Thành tựu nổi bật và quan trọng nhất của chuyến thăm là kết quả rất thành công của cuộc hội đàm kéo dài gần 4 giờ đồng hồ giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Quyết tâm phát triển nền đối ngoại và ngoại giao hiện đại
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại Lễ công bố mở đường bay thẳng Hà Nội-Moskva
của hãng hàng không Vietjet (VietjetAir).

Minh chứng sinh động về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Còn chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự COP26 có ý nghĩa quan trọng truyền thông điệp về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu và những chính sách của Việt Nam thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hợp tác hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh. Kết quả ấn tượng của các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong chuyến đi là với sự chứng kiến của Thủ tướng, gần 60 bản ghi nhớ hợp tác đã được doanh nghiệp Việt Nam và các nước thoả thuận, tổng giá trị đầu tư cam kết lên đến hơn 30 tỷ USD với gần 450 doanh nghiệp hàng đầu của Anh, Pháp và châu Âu. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã có gần 40 cuộc tiếp xúc, trao đổi với hơn 60 Lãnh đạo các Tập đoàn, Ngân hàng, Trường đại học hàng đầu của Anh, Pháp và châu Âu. Lãnh đạo các Bộ ngành đã làm việc riêng với khoảng gần 50 Tập đoàn, doanh nghiệp lớn để trao đổi về các dự án đầu tư cụ thể và phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Về hợp tác y tế và công tác ngoại giao vaccine, vận động các đối tác hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh là một trọng tâm của chuyến thăm lần này, kịp thời thực hiện nhanh chóng mục tiêu tiêm vaccine toàn dân của Chính phủ.

Quyết tâm phát triển nền đối ngoại và ngoại giao hiện đại
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio.

Cũng trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản từ 22 đến 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Trong 4 ngày thăm Nhật với hàng loạt cuộc tiếp xúc ở nhiều cấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho thấy mối quan hệ bền chặt của hai đối tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực, với trụ cột là hợp tác kinh tế.

Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu về vốn ODA, thứ hai về đầu tư, thứ ba về du lịch và thứ tư về thương mại. Trong 4 ngày ở Nhật, Thủ tướng Phạm Minh Chính có gần 50 cuộc gặp với nhiều lãnh đạo chủ chốt của chính phủ Nhật Bản, lãnh đạo các địa phương, trường đại học và tập đoàn hàng đầu.

Trong cuộc hội đàm hôm 24/11 tại Tokyo, Thủ tướng Kishida Fumio cũng khẳng định quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, đánh giá cao thành tựu và vị thế của Việt Nam ở khu vực và thế giới.

 

THẾ GIỚI ẢNH 220+221

Bài Viết Liên Quan

Back to top button