Lãi suất cao hơn vẫn là thách thức với nhà vay nợ

Nhiều chính phủ đã tăng cường phát hành trái phiếu trong quý đầu tiên của năm, trong khi cả khu vực chính phủ và doanh nghiệp đều có khối lượng trái phiếu đến hạn khá lớn ở hầu hết các thị trường.

Theo Báo cáo Giám sát trái phiếu Châu Á vừa được công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các chính phủ và ngân hàng trung ương ở Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn.

Lãi suất cao hơn vẫn là thách thức với nhà vay nợ

ADB dẫn thống kê FiinRatings ghi nhận tình trạng vỡ nợ, đặc biệt khu vực bất động sản, vẫn gia tăng. Ảnh minh họa

Lạm phát hạ nhiệt trong vài tháng qua đã cho phép hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực trì hoãn việc tăng lãi suất, và một số ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, áp lực giá cả tăng cao, thị trường việc làm vững vàng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Hoa Kỳ có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất thêm nữa, theo nhận định trong ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á được công bố hôm nay.

Theo báo cáo, sự dịch chuyển khỏi xu hướng tăng lãi suất gần đây, cùng với yếu tố nền tảng kinh tế vững chắc, đã hỗ trợ cải thiện đôi chút các điều kiện kinh tế ở hầu hết các thị trường Đông Á mới nổi trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 6 đến 31 tháng 8. Ngoại trừ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), tâm lý đầu tư tích cực tại các thị trường khu vực đã góp phần vào việc giảm phí bảo hiểm rủi ro, phục hồi trên thị trường chứng khoán và dòng vốn đầu tư danh mục ròng rót vào các thị trường trái phiếu. Tại Trung Quốc, triển vọng kinh tế u ám đè nặng lên các thị trường tài chính trong nước.

Trong khi đó, lãi suất trong khu vực vẫn neo cao. Chi phí vay cao hơn góp phần gây ra tình trạng căng thẳng nợ và vỡ nợ trái phiếu ở một số thị trường châu Á trong vài tháng qua.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, cho biết: “Lĩnh vực ngân hàng của châu Á đã cho thấy khả năng chống chịu trong giai đoạn biến động ngân hàng ở Hoa Kỳ và Châu Âu gần đây, nhưng chúng tôi đã nhận thấy những điểm yếu và khả năng vỡ nợ của các khách hàng vay ở cả khu vực công và tư. Chi phí vay cao hơn là một thách thức, đặc biệt đối với những bên vay có năng lực quản trị và bảng cân đối kế toán yếu kém.”

Mặt khác, việc lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển, kết hợp với thị trường việc làm hạ nhiệt và/hoặc giảm bớt các quan ngại về ổn định tài chính và tăng trưởng, có thể dẫn đến quan điểm tiền tệ ít diều hâu hơn, theo nhận định trong báo cáo.

Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực đã tăng 2,0% trong ba tháng kể từ tháng 6, lên 23,1 nghìn tỷ USD. Sự gia tăng của cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp đều chậm lại so với quý trước. Nhiều chính phủ đã tăng cường phát hành trái phiếu trong quý đầu tiên của năm, trong khi cả khu vực chính phủ và doanh nghiệp đều có khối lượng trái phiếu đến hạn khá lớn ở hầu hết các thị trường.

Phân tích về tình hình trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam, báo cáo đề cập: “Vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Vào tháng 2 năm 2023, Công ty bất động sản lớn thứ hai Việt Nam đã tuyên bố sẽ trì hoãn thanh toán khoản tín phiếu 1,0 nghìn tỷ đồng đến hạn vào ngày 12 tháng 2. Vào tháng 5 năm 2023, FiinRatings cho biết 98 công ty đã các khoản thanh toán bị bỏ lỡ từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 lên tới 128,5 nghìn tỷ đồng. Báo cáo FiinRatings tháng 6 ước tính rằng tính đến tháng 6 năm 2023, tổng giá trị vỡ nợ trái phiếu là 26,9% tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng”.

Báo cáo cũng nhấn mạnh về câu chuyện riêng về trái phiếu của mỗi thị trường trong khu vực. Tại Việt Nam, theo ADB, đó là sự kiện hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày 19/7, khi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ra mắt phiên bản mới sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. “Hệ thống cho phép nhà đầu tư giao dịch trái phiếu trên cổ phiếu trao đổi gần giống như cổ phiếu bình thường, nhưng với khoản thanh toán T+0 cơ chế nơi tiền và trái phiếu sẽ được chuyển ngay lập tức ghi có vào tài khoản của nhà đầu tư. Ngoài ra, giao dịch các phiên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp được lên lịch riêng vào ngày thị trường chứng khoán từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần kéo dài từ 9 giờ sáng đến 11 giờ 30 sáng và từ 1 giờ chiều đến 2 giờ 45 phút chiều, trừ các ngày lễ. Lễ ra mắt giao dịch nền tảng sẽ tạo động lực mới cho trái phiếu doanh nghiệp thị trường bằng cách cải thiện tính thanh khoản, tính minh bạch và tốt hơn tiếp cận vốn”, các chuyên gia ADB ghi chú.

Bên cạnh đó, ADB cũng đề cập đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thông tư mới về việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán nợ và việc mua lại trái phiếu của các ngân hàng. Trong đó, ADB cho rằng Thông tư số 2 nhằm nới lỏng áp lực trả nợ cho người đi vay bằng cách cho phép các khoản tín dụng mới hoặc tái cấp vốn cho khách hàng đủ điều kiện. Trong khi đó, Thông tư số 3 đình chỉ hiệu lực của Khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16 (ngày 10/11) 2021) từ ngày 24 tháng 4 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, cho phép tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài chi nhánh mua lại ngay doanh nghiệp chưa niêm yết trái phiếu có xếp hạng tín dụng nội bộ cao nhất mà không cần đợi 12 tháng sau mới bán. “Thông tư số 3 nhằm mục đích ổn định tâm lý thị trường giữa các tổ chức phát hành và nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản và tăng cường sự phục hồi của thị trường thị trường trái phiếu doanh nghiệp”, ADB đánh giá.

Lãi suất cao hơn vẫn là thách thức với nhà vay nợ

Cơ cấu phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ ở Việt Nam. (Nguồn: Báo cáo Giám sát trái phiếu Châu Á – ADB)

Trên thị trường đến hết ngày 8/9/2023, dữ liệu của  FiinGroup tại FiinPro Platform ghi nhận giá trị phát hành sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp đạt 139 nghìn tỷ tính từ đầu năm 2023. Trong đó, khoảng hơn 80 nghìn tỷ là trái phiếu của doanh nghiệp phi ngân hàng. Ngoại trừ các giao dịch mang tính cấu trúc thì lãi suất danh nghĩa giao động 12-14% cho trái phiếu bất động sản và 9-12% đối với trái phiếu doanh nghiệp ngành khác, kỳ hạn 3-5 năm. Trái phiếu ngân hàng có lãi suất 6-8%.Tỷ suất lợi tức (clean yield) cũng có xu hướng giảm, nhất là với trái phiếu ngân hàng và các doanh nghiệp tốt. Giao dịch bình quân ngày của trái phiếu riêng lẻ thoả thuận trên HNX đạt khoảng 400 tỷ/ phiên kể từ khi bắt đầu giao dịch 19/7/2023 – 8/9/2023 và với tổng giá trị giao dịch tích luỹ kế đạt 12,8 nghìn tỷ cho giao đoạn này.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup nhận định, “hoạt động mua lại trái phiếu cũng rất sôi động. Áp lực đáo hạn theo các tháng cũng cao”. Rõ ràng mặc dù có nhiều nhìn nhận khác nhau về thị trường sôi động hay đóng băng, song những con số thống kê này cũng cho thấy thị trường đang có những chuyển động.

Đáng chú ý, trong danh sách các doanh nghiệp đứng đầu về phát hành trái phiếu tính theo giá trị, xuất hiện những cái tên quen thuộc trên thị trường tài chính – thị trường vốn như Techcombank, VietinBank, ACB, OCB, Masan và Khoáng sản Tài nguyên Masan, Vinfast… đi cùng là các doanh nghiệp đầu tư, phát triển dự án, liên quan đến lĩnh vực bất động sản như Capitaland Tower, Phát triển Đô thị Hưng Yên, Kinh doanh nội thất Luxury Living, Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam, Kinh doanh Bất động sản Dream City Villas, Đầu tư Kinh doanh Nam An… với giá trị phát hành huy động nợ hàng nghìn tỷ đồng. Một số công ty đặc biệt trong khối bất động sản, là thuộc hệ sinh thái của một vài chủ đầu tư lớn.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button