Kỳ IV: Họ Nguyễn Việt Nam với vai trò lịch sử của đất nước

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các dòng Họ là gốc của Dân tộc làm nên Quốc gia. Hòa mình chung vào các dòng họ của Dân tộc, có họ Nguyễn Việt Nam. Đây là một dòng họ lớn nhất nước Việt Nam. Theo https://vi.wikipedia.org/ họ Nguyễn chiếm khoảng 40% dân số Việt Nam, theo tổng điều tra Dân số năm 2019 họ Nguyễn có hơn 30,3 triệu công dân hiện đang sinh sống trên mọi miền tổ quốc Việt Nam.Thời nào họ Nguyễn cũng có những nhân tài kiệt suất làm rạng danh cho tổ quốc và dòng họ.

Kỳ IV: Họ Nguyễn Việt Nam với vai trò lịch sử của đất nước
Họ Nguyễn có rất nhiều chi phái khác nhau nhưng chúng ta cùng chung một gốc là Thủy tổ Kinh Dương Vương.
Theo truyền thuyết đức Thủy tổ Kinh Dương Vương là người lập nên nước Xích Quỷ – nhà nước sơ khai của người Việt, Người không chỉ là thủy tổ của người Việt mà cũng là thủy tổ của người họ Nguyễn Việt Nam với tên là Nguyễn Quảng có cha là Nguyễn Minh Khiết. Người là cha đẻ của Quốc tổ Lạc Long Quân với huyền thoại “Con rồng cháu tiên” của dân tộc Việt. Là ông nội của Vua Hùng – Nhà vua lập nên nước Văn Lang được vinh danh là “Người có công dựng nước” mà đến nay giỗ Người đã trở thành Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam.
Họ Nguyễn còn tự hào vì có các Đức Thánh như: Đức thánh Tản Viên – Nguyễn Tuấn vị đệ nhất phúc thần đứng đầu trong tứ bất tử; Cao sơn Đại Vương – Nguyễn Sùng; Quý Minh Đại Vương- Nguyễn Hiền; Ông Hoàng Mười; Ông Hoàng Bẩy…
Họ Nguyễn Việt Nam tự hào vì thời nào cũng có những danh nhân, danh tướng “tài, trung, đức” như thời nhà Ngô (939 – 944 SCN) có Nguyễn Tất Tố (913 – 984) là Đô đốc Thủy quân giúp Ngô Quyền đánh quân Nam Hán năm 938 và giúp Lê Hoàn phá giặc Tống trên sông Bạch Đằng năm 981; Nhà Đinh (944 – 980) có Nguyễn Bặc là công thần khai quốc nhà Đinh; Nhà tiền Lê (980 – 1009), nhà Lý (1009 – 1225) có Vạn Hạnh, Lý Quốc Sư – Nguyễn Minh Không; Nhà Trần (1225 – 1400), nhà Hồ, (1400 – 1407), nhà Hậu Trần (1407 – 1413) có Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên), Nguyễn Quang Quan – vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt, có Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên mới 13 tuổi, thiền sư Tuệ Tĩnh; nhà Hậu Trần có Nguyễn Thị Bích Châu với “Kê minh thập sách”, các danh tướng Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy, Nguyễn Biểu; Thời nhà Hậu Lê (Lê Sơ) (1428 – 1527) có Nguyễn Trãi – Anh hùng dân tộc, được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hoá thế giới, các danh tướng Nguyễn Xí, Nguyễn Đức Trung, lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Hoàng Dụ…; Thời nhà Mạc (1527 – 1592) có Hoàng giáp Nguyễn Như Uyên, nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Kim, Nguyễn Quyện, Nguyễn Thị Duệ là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam, Nguyễn Ngọc Liễn được vua ban họ Mạc Ngọc Liễn, Nguyễn Lượng Thái…; Thời nhà Lê Trung Hưng  (1533 – 1789) có các tướng Nguyễn Cảnh Huy, Nguyễn Cảnh Hoan, Nguyễn Hữu Liêu, Nguyễn Cảnh Kiên, Nguyễn Cảnh Hà, Nguyễn Cảnh Cống, các đại thần như Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Đăng, Nguyễn Danh Thế, Nguyễn Mậu Tài, Nguyễn Hy Quang, Nguyễn Viết Thứ… và Nguyễn Hoàng – người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước ta xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương Nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn.
Kỳ IV: Họ Nguyễn Việt Nam với vai trò lịch sử của đất nước
Theo https://vi.wikipedia.org/ họ Nguyễn chiếm khoảng 40% dân số Việt Nam
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627 – 1672) có các tướng Nguyễn Cứu Kiều, Nguyễn Hữu Tiến,Tôn Thất Hiệp; các đại thần Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Khản; danh sỹ Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh), Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự…
Thời Chúa Nguyễn (1600 – 1802) với các chúa mở cõi như: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát. Với các tướng như: Nguyễn Đình Thân, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Khoa Kiên;các đại thần như Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Cửu Đàm; danh sỹ Nguyễn Du với những lời ca ngợi:“Tiếng thơ ai động đất trời, Nghe như non nước vọng lời nghìn thu, Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” – (Tố Hữu).
Nhà Tây Sơn (1788 – 1802) có Quang Trung – Nguyễn Huệ là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được đánh giá là một thiên tài quân sự và cũng là một nhà chính trị kiệt suất trong lịch sử Việt Nam. Ông được sánh như Hoàng đế Napoleon của nước Pháp hay Washington của nước Mỹ.Từ khi bắt đầu làm tướng lúc 18 tuổi đến khi ông mất vừa tròn 40 tuổi chưa hề biết chiến bại là gì. Ngoài ra còn có các tướng lĩnh như Đại Tư mã Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Huấn, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc, Đô đốc Nguyễn Tăng Long, danh sỹ Nguyễn Thiếp…
Thời nhà Nguyễn đã để lại cho đất nước biết bao dấu ấn đó là di sản Cố đô Huế – niềm tự hào không chỉ cho người họ Nguyễn mà còn cho cả dân tộc Việt. GS Phan Huy Lê đã phải thốt lên rằng: “Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc Việt Nam ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy”. Đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế và Mộc bản triều Nguyễn.
Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm đã chính thức được UNESCO đưa vào “Chương trình Ký ức thế giới”.Phố cổ Hội An cũng đã được tổ chức UNESCO ra quyết định công nhận là Di tích Văn hóa thế giới ngày 4/12/1999.Tại Hà Nội đó là các di sản như toà Khuê Văn Các tại khu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội, quần thể đền Ngọc Sơn: Đài Nghiên – Tháp Bút, cầu Thê Húc…

Kỳ IV: Họ Nguyễn Việt Nam với vai trò lịch sử của đất nước

GS Phan Huy Lê nhấn mạnh: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng phải thốt lên:Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay“.
Và có những con người đó là các vị vua cứu nước đã từ bỏ chốn ngai vàng ra lời hiệu triệu “Cần vương cứu nước” như vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua Duy Tân và các tướng, các quan nhà Nguyễn như: Nguyễn Văn Hiếu, Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở – người đề xuất Quốc hiệu Việt Nam, Nguyễn Hữu Thận, Nguyễn Đức Xuyên, Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Hữu Cơ, Nguyễn Đăng Huân, Nguyễn Văn Giao, Tôn Thất Hiệp, Nguyễn Hữu Bài… Các danh sỹ yêu nước như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Nguyên Thành, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền – sáng lập viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, Nguyễn An Ninh… Và những danh nhân chống Pháp như: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Trung Trực, Đốc Ngữ, Nguyễn Thiện Thuật, Tôn Thất Liệt, Tôn Thất Đạm, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang…

TS. Nguyễn Văn Kiệm

 

Bài Viết Liên Quan

Back to top button