Khi dịch vụ chủ lực bị mất
Khi các “danh mục sát thủ” vì một lí do nào đó mà không còn “sát thủ”, có nghĩa không còn sinh lời được nữa, thì công ty sẽ đối mặt với tình trạng phá sản.
Vào tháng 9, BB&B đã công bố việc đóng cửa 150 cửa hàng, cắt giảm 20% lực lượng lao động và huy động 500 triệu USD tài chính, nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Trong tương lai, BB&B dự kiến khoản lỗ ròng của họ sẽ tăng 40% lên 386 triệu USD trong quý thứ ba (bao gồm cả ngày mua sắm Black Friday). Doanh thu quý 3 được dự báo giảm 33% so với năm ngoái.
Trong thời kỳ bùng nổ mua sắm giữa đại dịch, BB&B tập trung vào việc tạo ra các nhãn hiệu riêng để cạnh tranh với các sản phẩm rẻ hơn từ Amazon và Walmart. Tuy nhiên, sự thay đổi này dẫn đến việc người mua phải vật lộn để tìm những thương hiệu dễ nhận biết mà họ thực sự muốn. Năm ngoái, BB&B cho biết họ đã mất 175 triệu USD doanh thu vì hết hàng. Bây giờ hãng vẫn đang tìm kiếm các lựa chọn không phá sản như tái cấu trúc và huy động tiền mặt, nhưng có thể là quá muộn.
Thuật ngữ “danh mục sát thủ” dùng để chỉ những sản phẩm, dịch vụ làm trụ cột cho một công ty. Ví dụ BB&B chuyên bán lẻ đồ gia dụng, Barnes & Noble chuyên nhà sách hay Blockbuster chuyên cho thuê phim.
Và khi các “danh mục sát thủ” vì một lí do nào đó mà không còn “sát thủ”, có nghĩa không còn sinh lời được nữa, thì công ty sẽ đối mặt với tình trạng phá sản.
Những cái tên đình đám như Barnes & Noble, Blockbuster và BB&B đã từng giật lấy hết doanh số bán hàng của các doanh nghiệp nhỏ, mở cửa hàng lan rộng khắp nước Mỹ. Nhưng giờ đây, người mua sắm có rất nhiều nhà bán lẻ trực tuyến để lựa chọn hơn. Ví dụ người ta lên Amazon để mua sách chứ không cần ra hiệu sách Barnes & Noble, lên mạng xem phim Netflix hay Disney+ mà không còn phải đi thuê phim ở cửa hàng Blockbuster.
Điều đó khiến các hãng có “danh mục sát thủ” không còn trụ cột để đứng vững. Trường hợp điển hình: Toys R Us đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2017 và JCPenney đã làm theo vào năm 2020.