Hermès đi kiện “NFT”
Hermès vừa đưa nhà thiết kế NFT Mason Rothschild ra hầu tòa vào ngày hôm qua. Kết quả phiên tòa sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới cả thị trường NFT và các thiết kế kỹ thuật số khác.
Hãng xa xỉ phẩm Hermès có bộ sưu tập túi siêu sang Birkin. Nhà thiết kế Rothschild sau đó làm 1 loạt hình ảnh chiếc túi và bán NFT của các ảnh đó. Có thể hiểu nôm na là Rothchild vẽ lại ảnh những chiếc túi và bán các bức ảnh đó.
Thế nhưng, Hermès tuyên bố nhà thiết kế Rothschild đã vi phạm bản quyền của họ và đâm đơn đưa Rothchild ra tòa.
Về phía Rothchild, ông lập luận rằng MetaBirkin là một sản phẩm chính thức đã bán ra công chúng, và ông có quyền vẽ lại hình ảnh “đã đưa ra công chúng” đó hợp pháp và là nghệ thuật vẽ lại những gì ngoài đời. Điều này cũng giống như một người nhìn thấy chiếc máy bay Boeing hoàn toàn có quyền vẽ chiếc máy bay đó. Một trường hợp nổi tiếng là nghệ sĩ Andy Warhol vẽ chiếc lon súp của hãng Campbell và in ra, bán hàng triệu đô.
Thời gian vừa qua, NFT là một công cụ kiếm tiền cho các thương hiệu xa xỉ. Dolce & Gabbana đã bán 9 NFT với giá khoảng 6 triệu USD vào tháng 9 năm 2021. Gucci đã kiếm được 25.000 USD trên một bộ phim ngắn NFT hai tháng trước đó.
Mặc dù sự suy thoái của tiền điện tử đã làm giảm giá trị của NFT, Hermès nói rằng Rothschild đã tận dụng cơ hội để kiếm lời từ các sản phẩm kỹ thuật số ở đỉnh cao của cơn sốt, giống như những gì các đối thủ của hãng đã từng làm.
Mặc dù không rõ bản thân Rothschild đã kiếm được bao nhiêu từ dự án, nhưng MetaBirken đã ra mắt tại Art Basel vào tháng 12 năm 2021 và được giao dịch nhiều lần với giá hàng chục nghìn USD. Nền tảng mà các sản phẩm được niêm yết ban đầu, OpenSea, đã gỡ bộ sưu tập theo yêu cầu của Hermès, nhưng các bản sao vẫn tiếp tục được bán ở những nơi khác — và Hermès lập luận rằng người tiêu dùng có thể lầm tưởng rằng chúng có liên quan đến thương hiệu.
Kết quả của vụ kiện có thể tạo tiền lệ trong lĩnh vực mới này, nhưng bất kể bên nào thắng, bản thân vụ kiện có thể ngăn cản các nghệ sĩ kỹ thuật số đưa các sản phẩm có thương hiệu vào thiết kế của họ.
Tuy nhiên, dựa vào lịch sử thì vụ kiện này khó có thể có kết quả sớm, không loại trừ là sẽ không bao giờ có kết quả vì những trường hợp như thế này đã từng xảy ra, đã lên cả Tòa án tối cao Mỹ và sau hàng chục năm, đến tận bây giờ vẫn chưa phán xử được.
Đơn cử ngay trường hợp Andy Warhol, ông cũng bị kiện về bản quyền. Vụ việc lên tận Tòa án tối cao Mỹ mà vẫn chưa phân xử được vì “quá khó”, phán quyết bên nào thắng cũng không ổn.
Nếu giả sử Hermès thắng, thì tất cả phim ảnh, ấn phẩm gì có ảnh chiếc túi đều vi phạm bản quyền hết và mang lại sự độc quyền cho các hãng sản xuất. Nếu Hermès thua thì người ta tha hồ lấy ảnh sản phẩm biến thành tác phẩm của mình. Chúng ta hãy chờ xem kết quả của vụ này thế nào.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn