Hà Nội cần cấp thiết đưa ra các phương án xử lý rác thải trong nội đô
Hiện nay, tình trạng “khủng hoảng” rác thải trong thành phố vẫn là vấn đề hết sức nghiệm trọng khiến người dân Hà Nội đã nhiều phen nín thở với việc rác thải ứ đọng khối lượng lớn, ô nhiễm ở nhiều con phố. Tình trạng này vẫn xảy ra cũng là bởi bãi rác lớn của thành phố gặp sự cố, không thể tiếp nhận rác. Mặc dù theo như quy hoạch Hà Nội sẽ có đến 17 khu xử lý rác thải, nhưng hiện nay, chỉ có 3 khu xử lý chất thải sinh hoạt có thể hoạt động gồm: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) ở H.Sóc Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (bãi rác Xuân Sơn) ở TX.Sơn Tây; Khu xử lý chất thải Cầu Diễn, ở Q.Nam Từ Liêm.
Đến nay, những ngày cuối cùng của năm 2021, người dân một số quận trên địa bàn vẫn phải sống trong môi trường ô nhiễm vì việc ứ đọng rác thải trên các tuyến phố. Việc rác thải không được mang đi không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng đến bộ mặt của đô thị. Những “núi rác” được “thu” rồi “vứt tạm” vào một góc. Nguyên nhân là do người dân chặn lối vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn) để phản đối mùi ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Khi diện tích các bãi rác không còn”rộng rãi”, Hà Nội đang lên các phương án tối ưu để trách tình trạng “ứ đọng”. Ngoài ra, TP Hà Nội đã kêu gọi đầu tư vào các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại. Theo đó, TP Hà Nội cũng đang chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội đầu tư khẩn cấp ô chứa khoảng 5ha.
Để giải quyết tình trạng trên, nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, Việt Nam nên ưu tiên đầu tư các nhà máy công nghệ xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH ) tập trung, với công nghệ hiện đại, công suất lớn, nhất là các nhà máy áp dụng công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến.
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cũng cần nhanh chóng chuyển đổi các phương thức xử lý CTRSH theo xu hướng tái chế, tái sử dụng và tận dụng năng lượng từ CTRSH, giảm đến mức thấp nhất lượng đốt, chôn lấp, xả thải; thực hiện tốt việc phân loại CTRSH tại nguồn, tổ chức thu gom riêng từng loại CTRSH, vận chuyển theo các tuyến lộ trình đã được quy hoạch nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình vận chuyển CTRSH gây ra.
Hiện tại, Hà Nội đang thực hiện rất nhiều giải pháp có cả cấp thiết và lâu dài nhằm giảm áp lực cho Thành phố về vấn đề rác thải, hướng đến môi trường xanh, sạch ,đẹp.
Trí Thành