Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam

(TGA) – Sáng ngày 13/7/2022 tại Lotte 54 Liễu Giai, Hà Nội đã diễn ra hội thảo Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thang máy Việt Nam. Tới tham dự có ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Ông Phạm Xuân Khánh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao; Bà Trần Thị Hồng Liên, Phó giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động VCCI và các đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị đào tạo, dạy nghề, doanh nghiệp trong và ngoài ngành thang máy liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
Ông Lê Văn Thanh – Thứ trưởng bộ LĐ-TB&XH phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại buổi lễ ông Lê Văn Thanh cho biết ông đánh giá rất cao Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thang máy VN rất thiết thực nhằm hưởng ứng ngày kỹ năng thanh niên thế giới. Ngày 15/7 được liên hợp quốc lấy thông điệp ngày biến đổi kỹ năng thanh niên tương lai làm chủ đề cho những nỗ lực chung hướng tới phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 diễn ra cùng với nhiều thách thức của thế giới hiện nay do biến đổi khí hậu, xung đột, nghèo đói,gia tăng bất bình đẳng, công nghệ thay đổi nhanh chóng… Ông tin tưởng qua hội nghị này sẽ nhận được rất nhiều ý kiến từ nhiều chiều khác nhau, giúp cho Hiệp hội thang máy Việt nam có cách nhìn nhận khách quan về việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành thang máy. Cùng với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế kéo theo tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao vì vậy nhu cầu lắp đặt Thang máy phục vụ cho dân sinh, dịch vụ công nghiệp ngày càng lớn. Nhất là nhu cầu sử dụng trong các khu chung cư, văn phòng, nhà cao tầng và nhà ở tư nhân đang tăng lên nhanh chóng.

Thời gian gần đây theo thống kê mỗi năm có trên 35 ngàn thang máy được đưa vào sử dụng và có khoảng 6 ngàn thang máy nguyên chiếc, và trên 1,7 triệu thiết bị an toàn thang máy phục vụ sản xuất lắp ráp trong nước nhập khẩu về VN, có khoảng trên 400 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lắp ráp nhập khẩu thang máy.Tuy số lượng lớn, nhưng doanh nghiệp chuyên nghiệp thì chưa nhiều. Đối với thang máy thông thường có 4 khâu cần thiết so với các mặt hàng khác là sản xuất, kiểm định, vận hành và bảo trì. Trong tất cả các khâu này đều yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vì nó liên quan đến tính mạng con người. Nên yêu cầu nhân lực phải có trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo chính quy, được cấp chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề, cùng với sự phát triển lắp đặt thang máy tăng cao tại VN nên đã và đang xuất hiện một số thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, quản lý chất lượng vận hành thang máy, thang cuốn, cũng như việc đảm bảo quy định, quy chuẩn thông số kỹ thuật quốc gia.

Trong thực tiễn thời gian qua có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm gây thiệt hại cho cả tính mạng con người và tài sản do vận hành thang máy, thang cuốn xảy ra trên địa bàn Hà Nội và cả nước nói chung. Điển hình là ngày 25/5/2022 mới đây, ca bin thang máy từ tầng 7 rơi tự do đã khiến 2 thợ thang máy đang làm việc tại ngõ 523 Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội) tử vong. Trước đó, vụ rơi vận thang lồng tại công trình xây dựng Sở Tài chính Nghệ An đã làm 3 người tử vong, 8 người khác bị thương nặng.

Nhằm nâng cao quản lý nhà nước về việc làm, sản xuất kinh doanh thang máy và thang cuốn, Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu đề xuất Chính phủ ban hành theo thẩm quyền, các văn bản pháp luật đảm bảo về an toàn sức khỏe cho người lao động nói chung và trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn nói riêng về chất lượng ban hành, quy chuẩn quy định quốc gia, các quy trình kiểm định, quy định về huấn luyện vệ sinh an toàn lao động có liên quan đến thang máy, thang cuốn và chỉ định cho 25 đơn vị chứng nhận thang máy phù hợp với quy chuẩn, kỹ thuật và trên 100 đơn vị kiểm định thang máy, hàng năm chứng nhận hợp quy cho khoảng trên 6 ngàn thang máy nguyên chiếc và một số doanh nghiệp sản xuất, kiểm định trên 20 ngàn thang máy, thang cuốn. Bộ TB-LĐ&XH đang hoàn thiện cơ sở giữ liệu an toàn, ban hành chính sách nâng cao nguồn nhân lực cho thang máy góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng cao, sử dụng an toàn chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hóa trong thời gian sớm nhất.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
ÔngNguyễn Hải Đức – Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam(VNEA).

Ông Nguyễn Hải Đức – Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) cho rằng ngành thang máy Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng trong “nguy có cơ”, nếu có thể giải quyết được 4 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới trong đó then chốt là việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn về nhân lực của ngành thang máy. Để giải quyết vấn đề này, cần tập trung vào hai nhiệm vụ chính là xây dựng mã ngành đào tạo và tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho lực lượng kỹ thuật. Đồng thời, đào tạo bồi dưỡng phát triển năng lực quản trị cho lực lượng quản lí của ngành”, ông Nguyễn Hải Đức nhấn mạnh.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
TS. Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề – TCGDNN.

Tiến sĩ Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cũng nêu thực trạng năng suất lao động (NSLĐ) của nước ta so với khối ASEAN (số liệu 2010): Bằng 1/30 lần NSLĐ của Singapore; 29% NSLĐ của Thái Lan; 13% của Malaysia… Những con số này sẽ là những sự cảnh báo để ngành thang máy Việt Nam thấy được cần phải làm gì để NSLĐ của nhân lực ngành này sẽ không rơi vào tình trạng nói trên, muốn tăng NSLĐ cần tạo nên hệ sinh thái phát triển kỹ năng nghề, bao gồm 6 trụ cột: Khung trình độ kỹ năng nghề Quốc gia; chuẩn hóa kỹ năng nghề Quốc gia; học tập suốt đời; hệ thống đánh giá, cấp Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tuyển dụng và sử dụng dựa vào kỹ năng nghề; nguồn tài chính. Trong đó, chuẩn hóa kỹ năng nghề quốc gia là việc cấp thiết đối với ngành thang máy. TS Nguyễn Chí Trường khẳng định, đã đến lúc các lao động ngành thang máy cần phải có Chứng chỉ Kỹ năng nghề Quốc gia. Các thang máy gia đình cần phải khai báo, kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
Bà Trần Thị Hồng Liên – Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động VCCI.

Phát biểu tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia nước ngoài, những doanh nhân đang kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, các công ty thang máy lớn của Việt Nam đều chỉ ra hàng loạt bất cấp khiến cho ngành thang máy chưa thể tiến nhanh như mong muốn, rất cần Bộ LĐ-TB&XH tham mưu đề xuất chính phủ ban hành theo thẩm quyền, các văn bản pháp luật đảm bảo về an toàn sức khỏe cho người lao động nói chung, đào tạo nhân lực phải có trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo chính quy, được cấp chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn nói riêng về chất lượng ban hành, quy chuẩn quy định quốc gia, các quy trình kiểm định, quy định về huấn luyện vệ sinh an toàn lao động.

Một số hình ảnh các đại biểu pháp biểu và tham luận tại buổi hội thảo:

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
Ông Phạm Văn Sơn – Chuyên viên cao cấp, Vụ Khoa giáo – Văn xã Văn phòng Chính phủ
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp VPTW Đảng
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
Bà Ingrid Christensen – Giám đốc quốc gia ILO Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
Ông Vũ Tiến Thành – Trưởng phòng Quy chuẩn Kiểm định Kỹ thuật an toàn lao đông – Cục An toàn lao động Bộ LĐ-TB&XH
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực và thực trạng thang máy Việt Nam
Bà Vũ Thị Bình Minh – Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Văn phòng Quốc hội

Thanh Bình

Bài Viết Liên Quan

Back to top button