Facebook muốn trở thành một “Ma trận”?

Sau một vài tuần quảng cáo rầm rộ, hôm qua Mark Zuckerberg đã tiết lộ thứ mà ông chủ Facebook để tâm trong suốt thời gian qua bên cạnh những tin xấu dồn dập. Đó là metaverse – một vũ trụ ảo bao gồm mạng xã hội, các công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường, cũng như các thiết bị với vô số loại cảm biến để bạn chìm đắm vào một không gian kĩ thuật số.

Thông báo lớn về sản phẩm cũng đi kèm với một thay đổi lớn về thương hiệu. Facebook sẽ đổi tên công ty của mình thành Meta để tập trung nguồn lực vào việc xây dựng giai đoạn kinh doanh tiếp theo này. Kế hoạch tạo ra metaverse sẽ mất nhiều năm và hàng tỷ USD – đi kèm những đột phá công nghệ – để theo đuổi cái gọi là “tương lai tiếp theo của Internet”.

Có cảm giác rằng Internet mà chúng ta tương tác ngày nay đang có cái gì đó “không hoàn thiện”. Đã từng có lúc không gian mạng chỉ là những trang blog thường xuyên bị mất kết nối, các trang web cá nhân hay những đoạn mã ASCII đơn giản. Đó là những thứ mà thế hệ Gen Z hay millennial không hề trải qua – và dĩ nhiên họ không mong muốn như vậy.

Đó là lý do mà nhu cầu làm lại hoàn toàn Internet đang dần “nóng hổi” hơn. Những người đam mê tiền điện tử đã sử dụng công nghệ xác thực của nền tảng blockchain để nâng cao tín nhiệm của cá nhân trên môi trường mạng. Với Meta, Zuckerberg đang muốn tiến xa hơn như vậy – xoá nhoà ranh giới giữa thế giới thật và không gian ảo.

Facebook muốn trở thành một “Ma trận”?
Với Meta, Zuckerberg đang muốn tiến xa hơn như vậy – xoá nhoà ranh giới giữa thế giới thật và không gian ảo.

Trong bài phát biểu của mình, Zuckerberg đã ẩn dụ rằng Internet ngày nay quá tập trung vào các ứng dụng chứ không phải con người và lên án mức “thuế” quá cao khiến sức sáng tạo bị ảnh hưởng. Đây là một thông điệp rõ ràng đang nhắm tới Apple và App Store, cũng như các sản phẩm thông minh mà công ty này đang mang tới người dùng. Đó là toàn bộ lý do tại sao Apple là công ty có vốn hóa thị trường 2,5 nghìn tỷ USD và có giá trị gần gấp ba lần Facebook.

Meta có tham vọng tạo ra một thế giới vượt ra khỏi màn hình điện thoại. Bài thuyết trình của Zuckerberg về Metaverse giống như một bức tranh vẽ nên những ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời bạn, nơi bạn được thoả mãn niềm đam mê nghệ thuật, nhu cầu giải trí cũng như kết nối bạn bè. Nghe rất hấp dẫn!

Nhưng tất cả mới chỉ là ý tưởng. Người dùng sẽ nằm ở đâu trong toàn bộ thế giới ảo này vẫn là một chủ đề cần lời giải đáp. Trước mắt, Metaverse sẽ thay đổi cuộc chơi của một ngành gắn liền với Internet: ngành quảng cáo. Một metaverse cung cấp một không gian vô hạn để đặt sản phẩm, quảng cáo và biểu ngữ. Sẽ ra sao nếu chúng ta buộc phải xem quảng cáo trước khi xem ảnh đại diện của bạn bè, theo cách chúng ta phải chờ để xem video trên YouTube?

Facebook muốn trở thành một “Ma trận”?Facebook muốn trở thành một “Ma trận”?

Tháng trước, cây bút Shira Ovide của New York Times đã đặt câu hỏi rằng liệu điện thoại thông minh có “hoàn hảo” hay không, hay nói cách khác, liệu công nghệ này có thực sự tốt để nó chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta hay không. Zuckerberg có vẻ như đang trả lời rằng chiếc điện thoại thông minh, dù đã thay đổi cuộc sống của chúng ta kể từ năm 2007, vẫn chỉ nên là một phần nhỏ của xã hội.

Ý tưởng về Metaverse chưa chắc đã thành công, nhưng bước đi táo bạo của Zuckerberg chắc chắn sẽ rất khó khăn. Zuckerberg vẫn sẽ tập trung vào việc kết nối mọi người, và đây là cách để ông định hình tương lai của mạng xã hội, ngay cả khi điều đó có nghĩa là mọi người rồi sẽ giao tiếp với nhau qua kính VR thay vì gặp mặt ngoài đời. Nghe giống như kịch bản của một bộ phim viễn tưởng như Ma Trận vậy.

Nhưng với vị thế một công ty thống trị trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, bạn thậm chí có đủ khả năng để khiến sản phẩm của mình trở nên cực kỳ mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi ngay cả khi người dùng không thực sự hứng thú với nó. Zuckerberg đã vạch ra một kế hoạch cho bản thân nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ, để thực hiện điều này cùng với rất nhiều bài học trong quá khứ. Sáng tạo hay điên rồ – thời gian sẽ trả lời.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button