Doanh thu Apple Service nhiều hơn cả Nike cộng McDonald’s

iPhone vẫn là chủ lực nhưng Apple có vẻ đang đi đúng hướng khi đầu tư mạnh vào mảng dịch vụ.

Doanh thu Apple Service nhiều hơn cả Nike cộng McDonald’s

Doanh thu Apple Service nhiều hơn cả Nike cộng McDonald’s

Trong ít năm qua, Apple chuyển từ chủ yếu kinh doanh phần cứng sang mở rộng kinh doanh nhiều dịch vụ. Kể từ đó, Apple Service phát triển và dần trở thành một trong những mảng thu lợi nhiều nhất, doanh thu thậm chí vượt nhiều công ty lớn khác.

Theo dữ liệu mà Finbold có được tuần trước, doanh thu Apple Service trong năm 2022 đạt mức 79,4 tỷ USD, đến từ các dịch vụ như Apple Cloud, Apple TV, Apple App Store, Apple Music, Apple Arcade và Apple Fitness+.

Với con số này, doanh thu của Apple Service vượt mặt một số công ty lớn có mặt trong Fortune 500. Chẳng hạn Boeing (66,6 tỷ USD năm 2022), Intel (63,1 tỷ USD), Nike (49,1 tỷ) hoặc American Airlines (49 tỷ). Ngoài ra còn một số cái tên khác như Coca-Cola (42,3 tỷ USD), Netflix (31,6 tỷ USD), McDonald’s (23,3 tỷ USD). Tính toán một chút thì doanh thu của Apple Service còn vượt cả McDonald’s cộng Nike.

Vậy làm thế nào mà Apple Service có thể có doanh thu khủng đến như vậy?

Trên thực tế, việc Apple chuyển sang đa dạng hóa ngành dịch vụ đã được chứng minh là một bước đi thành công của công ty. Thành công này củng cố thêm mục tiêu dài hạn của Apple là chuyển hẳn sang công ty dịch vụ, tạo nên nguồn doanh thu ổn định hơn, bảo vệ tăng trưởng công ty khỏi những biến động vốn thường ảnh hưởng đến các đơn vị sản xuất phần cứng, chẳng hạn chuỗi cung ứng.

Bằng cách cung cấp lượng lớn dịch vụ, Apple đã định vị bản thân là đơn vị hàng đầu cung cấp các giải pháp kỹ thuật số sáng tạo. Không chỉ vậy, đây còn là cách để công ty có thể giảm thiểu những tác động của việc doanh số iPhone bị giảm, từ đó duy trì lợi nhuận và tăng trưởng bất chấp môi trường kinh doanh cực kỳ cạnh tranh.

Doanh thu Apple Service nhiều hơn cả Nike cộng McDonald’s

 

Kết quả doanh thu khủng từ dịch vụ cũng một phần nhờ Apple rất chăm chút cho quá trình nghiên cứu và phát triển. Với ngân sách khổng lồ dành cho việc phát triển phần cứng và thiết lập các giải pháp kỹ thuật số, họ có thể tiếp tục đổi mới và cải tiến các sản phẩm dịch vụ của mình. Ngoài ra Apple cũng khá có dụng ý khi cho ra mắt những ngành kinh doanh dựa trên nền tảng dịch vụ, chẳng hạn dịch vụ Mua Trước, Trả Sau.

Sự thay đổi của Apple khiến những đối thủ trong ngành điện tử tiêu dùng, đặc biệt là những bên phụ thuộc nhiều sản xuất phần cứng, phải chịu áp lực lớn về giá cả. Trong khi đó, về phía người dùng, họ lại có cơ hội để trải nghiệm hệ sinh thái Apple mà không cần trả giá cao để mua các sản phẩm vật lý thương hiệu Apple.

Apple cũng không phải đột ngột chuyển sang dịch vụ. Đó là tập hợp của nhiều chiến lược khác nhau mà công ty này từng thực hiện trong vài năm qua. Chẳng hạn thu hút nhiều người dùng đến nền tảng iOS bằng mô hình đăng ký thuê bao dịch vụ hoặc ra mắt các thiết bị giá rẻ.

Phía Apple thường không đưa ra thông tin cho từng phân mảng dịch vụ riêng lẻ, do đó rất khó để xác định xem dịch vụ nào đang dẫn đầu. Tuy nhiên có thể kể đến một số dịch vụ nổi bật, chẳng hạn App Store.

Với thành công ở hiện tại, Apple Services sẽ phát triển ra sao trong tương lai?

Đa số Apple Services đều tập trung chủ yếu vào người dùng cá nhân. Tuy nhiên Apple cũng đang nhắm đến mảng dịch vụ cho doanh nghiệp, với việc triển khai Apple Business Essentials gần đây.

Nhìn chung, Apple vẫn sẽ tập trung mở rộng mảng kinh doanh dịch vụ, không có dấu hiệu gì là ngừng lại khi họ tiếp tục khởi động các dự án mới và tiếp cận các phân khúc khách hàng mới. Với việc khoảng cách giữa kinh doanh phần cứng và kinh doanh dịch vụ sẽ được thu hẹp, rất đáng giá để theo dõi xem Apple sẽ xử lý kiểu gì trong vận hành phần cứng. Trong khi đó, mảng dịch vụ vẫn còn nhiều tiềm năng khai phá đối với Apple.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button