Diễn tập sự cố tại ga tàu Cát Linh –Hà Nội có thực sự an toàn?
Liên quan đến một sự việc ngày 7/12 vừa qua, tại tuyến đường sắt trên cao Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, đây chỉ là sự cố diễn tập an toàn do không có sự báo trước cho người dân.
Đại diện Metro Hà Nội cho rằng, thời gian tới sẽ có thêm những tình huống tương tự mà hành khách không được báo trước. Tuy là tình huống bất ngờ nhưng chúng tôi đã đảm bảo an toàn và ứng phó theo đúng kịch bản.
Liệu nó có thực sự an toàn và không ảnh hưởng đến người dân?
Tại sự cố ngày 7/12, lúc đó, tàu có khoảng 40 hành khách và mọi người đều bị bất ngờ về tình huống. Theo ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết, nếu là diễn tập thì phải có sự đồng ý của hành khách hoặc ít nhất là cũng phải thông báo trước một cách rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, bất kể vì lý do gì cũng không thể mang người dân ra làm “thí nghiệm” và đẩy họ hoàn toàn bị động, rơi vào tình thế bất ngờ như vậy được.
Đặc biệt, sau sự cố, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều nổ ra xoay quanh việc này. Hành khách tự đặt câu hỏi: liệu khi thực hiện diễn tập, nếu có những hành khách có vấn đề về sức khỏe hay những người quá khích làm ra những việc gây tổn thương, thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm?
Hay theo TS Phan Lê Bình, chuyên ra quy hoạch giao thông cho rằng, việc tàu đang trở khách mà diễn tập là không hợp lý. Tôi đã sống và làm việc tại Nhật gần 30 năm, thường xuyên sử dụng các phương tiện công cộng, song ở Nhật tuyệt đối không có những tình huống diễn tập kiểu như đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang làm. Ở Nhật, mọi diễn tập, nếu có, đều được báo cho người dân cả tuần.
Đồng quan điểm trên, anh Nguyễn Mạnh Cường bày tỏ, khi diễn tập mà không báo trước sẽ ảnh hưởng đến công việc và thời gian của họ
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến tích cực đồng tình với Công ty về việc diễn tập, nhưng Nhà tàu nên báo trước và có biện pháp ứng phó khi tàu gặp sự cố…
Oanh Ly