Diễn đàn kinh tế dược liệu Việt Nam – Liên kết của 4 nhà
Tại Diễn đàn kinh tế dược liệu Việt Nam, chuyên gia đã nhấn mạnh để dược liệu mang thương hiệu Việt khẳng định ra thế giới cần sự liên kết của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nhân.
Ngày 25/7/2023, tại TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh tế Dược liệu Việt Nam – Thế mạnh của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam nhấn mạnh: Dược liệu Việt Nam là tài nguyên quý giá của đất nước và là thế mạnh của kinh tế tập thể HTX. Để các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu Việt từng bước khẳng định ra thế giới rất cần sự liên kết của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nhân. Diễn đàn lần này sẽ là sự chung tay của 4 nhà cùng nhau nỗ lực để đưa Dược liệu Việt Nam phát triển và hội nhập toàn cầu.
Với vài trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, HTX, trong những năm tới, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam cũng đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực phát triển mô hình HTX, Liên hiệp HTX, Tổ hợp tác dược liệu trên phạm vi cả nước.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm UBDT ông Hầu A Lềnh phát biểu tại diễn đàn, để tạo nên giá trị tốt từ cây dược liệu cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ các doanh nghiệp, các hợp tác xã, đặc biệt là người dân trong việc tiếp cận kiến thức, kỹ thuật, qua đó phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu không có vùng nguyên liệu tập trung thì sẽ không tạo ra một giá trị gì cả. Chúng tôi mong rằng sau diễn đàn này sẽ tổng hợp các ý kiến để báo cáo chính phủ nhằm tháo gỡ các cơ chế để phát triển đối với cây dược liệu, cơ chế từ nguồn nhân lực, đất đai và các điều kiện khác.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tham dự Hội thảo “Kinh tế dược liệu Việt Nam- Thế mạnh của khu vực kinh tế tập thể, HTX”. Thông qua hội thảo, các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về dược liệu và lĩnh vực kinh té tập thể đã chia sẻ các tham luận về Kinh tế thảo dược ở Việt Nam – Thực trạng và những vẫn đề đặt ra; Bảo tồn và phát triển dược liệu tại Việt Nam… Cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho vùng trồng dược liệu và thúc đấy xúc tiến đầu tư bền vững vào sản phẩm dược liệu.
Tiến sĩ Trần Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền về chính sách phát triển Dược liệu Việt Nam cũng cho biết: Việt Nam đã bước đầu hình thành hệ thống “chuỗi giá trị” phát triển dược liệu quý vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi góp phần đảm bảo đầu ra sản phẩm dược liệu sản xuất trong vùng và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào Dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án gấp hai lần so với thời điểm trước khi triển khai dự án. Hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo “chuỗi giá trị”, đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ý thức bảo tồn nguồn Gen dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phát triển bền vững.
Thông qua diễn đàn, các đại biểu, HTX, doanh nghiệp được cung cấp thông tin cần thiết, quảng bá, hợp tác và liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm dược liệu theo chuỗi giá trị của các HTX và doanh nghiệp trên địa bàn cả nước, nhất là vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng hợp các vấn đề chính sách, pháp luật để báo cáo Chính phủ, bộ, ngành và địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các HTX và doanh nghiệp ngành dược liệu.
Kết thúc Diễn đàn là diễn ra Chương trình ký kết hợp tác giữa các Doanh nghiệp, Hợp tác xã giữa các địa phương, vùng miền trong cả nước. Đây là một trong những cơ hội lớn cho các HTX sản xuất dược liệu tại Việt Nam. Để phát triển thành công ngành dược liệu Việt Nam như kỳ vọng. Với vài trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, HTX, trong những năm tới, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam cũng đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực phát triển mô hình HTX, Liên hiệp HTX, Tổ hợp tác dược liệu trên phạm vi cả nước.