Còn dư địa giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2% một năm

Theo chuyên gia, với môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam như hiện nay, lạm phát chưa đến 4% và mặt bằng tiền gửi giảm mạnh, thì hoàn toàn có dư địa để giảm lãi suất cho vay.

Vừa qua, nhiều ngân hàng đã bày tỏ đồng thuận với lời kêu gọi giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Còn dư địa giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2% một năm

Việc các tổ chức tín dụng cùng đồng thuận giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay đối với khách hàng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp, người dân và lĩnh vực bất động sản

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất cho vay phát sinh mới bình quân đã giảm về 8,6%/năm, tức là giảm 1,3%/năm so với cuối năm ngoái. Ngoài giảm lãi cho các khoản vay mới, một số ngân hàng cũng đang cố gắng cân đối để giảm lãi suất cho các khoản vay hiện hữu, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chia sẻ, nền kinh tế hiện nay đang hết sức khó khăn. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành và NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ những khó khăn đó cho doanh nghiệp, người dân nhưng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn thấp.

Việc các tổ chức tín dụng cùng đồng thuận giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay đối với khách hàng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp, người dân và lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng cũng đang gặp không ít thách thức.

“Cụ thể, dù các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất cho vay nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, cùng với khó khăn từ thị trường vốn và thị trường bất động sản dẫn đến tài sản ngân hàng suy giảm, nợ xấu tăng cao, trong khi việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ còn nhiều vướng mắc, khách hàng bất hợp tác và có hiện tượng các nhóm bùng nợ, kêu gọi không trả nợ tràn lan trên mạng xã hội, nhất là nhóm khách hàng vay tiêu dùng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó viện trưởng viện Chiến lược, NHNN cho rằng, với môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam như hiện nay, lạm phát chưa đến 4% và mặt bằng tiền gửi giảm mạnh, thì hoàn toàn có dư địa để giảm lãi suất cho vay.

Còn dư địa giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2% một năm

Các ngân hàng cần mạnh tay chia sẻ hơn nữa với cộng đồng doanh nghiệp và mức giảm lãi suất tiền vay có thể giảm thêm từ 1,5 – 2% một năm

Tuy nhiên, vấn đề là rủi ro của các tổ chức tín dụng rất lớn, cụ thể là rủi ro trong lãi suất đầu ra dẫn đến mức độ giảm lãi suất cho vay bị chậm. Để các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng có thể giảm lãi vay thì phải kiểm soát được yếu tố này thông qua các cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra giám sát của NHNN.

Vị chuyên gia cũng đề nghị hai giải pháp để tháo gỡ đó là: Thứ nhất, trong tình hình hiện nay, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 2,53%, chứng tỏ nền kinh tế đang rất thiếu tiền, mà hai kênh quan trọng nhất là bơm tiền từ ngân sách lại không thực hiện được, chi tiêu đầu tư công còn chậm. Vậy kênh mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước nên được “thư giãn” hơn, để lại tiền trên thị trường sẽ tạo ra thanh khoản dồi dào hơn cho nền kinh tế.

“Tôi muốn nhấn mạnh là “dồi dào hơn cho nền kinh tế” chứ không phải thanh khoản của các tổ chức tín dụng, vì thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay đang rất tốt. Nhưng doanh nghiệp bán USD cho các ngân hàng hay các tổ chức khác họ dư giả tiền gửi thì mới thanh toán được và nếu kênh ngân sách Nhà nước ra được nhiều tiền thì việc thanh toán dòng tiền trong nền kinh tế tốt hơn, sẽ có cơ hội để hạ lãi suất.

Một vấn đề nữa là công nợ lòng vòng của các doanh nghiệp hiện nay không thanh toán được, điển hình nhất là lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp đang bị các dự án đầu tư công nợ lớn, không có dòng tiền quay trở về để trả nợ cho ngân hàng cũng như các đối tác cung ứng khác, vì vậy nó vẫn ghi nợ trên bảng cân đối và đó là biểu hiện lớn nhất của việc thiếu dòng tiền.

Theo tôi, các ngân hàng cần mạnh tay chia sẻ hơn nữa với cộng đồng doanh nghiệp và mức giảm lãi suất tiền vay có thể giảm thêm từ 1,5 – 2% một năm”, ông Phạm Xuân Hoè nói.

Thứ hai, là các giải pháp hỗ trợ từ vĩ mô, như đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hỗ trợ kích thích tăng cầu của nền kinh tế. Ví dụ câu chuyện tăng lương từ ngày 1/7 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn toàn hiện hành hóa.

Đồng thời, những hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình khó khăn thì phải chi vào tài khoản để tạo cầu tiêu dùng. Ngoài ra các ngân hàng thương mại cũng phải đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng để đẩy cầu tăng cao thì nhu cầu nền kinh tế sẽ tốt hơn trong bối cảnh chúng ta không thể trông chờ nhiều vào câu chuyện xuất khẩu do tổng cầu của thế giới đang giảm.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button