Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cầu Chùa – Hội An
Chùa Cầu, nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Hội An mà còn thu hút du khách quốc tế. Đối với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn và biểu tượng của thành phố, tồn tại hơn bốn thế kỷ qua.
Chiều ngày 3/8/2024, sau 19 tháng tháo dỡ và trùng tu toàn bộ, Chùa Cầu đã được khánh thành tại TP Hội An. Buổi lễ khánh thành được tổ chức nhân sự kiện giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 20, với sự hiện diện của các lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Ủy Ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Tổng cục Văn hóa Nhật Bản, Đại sứ đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản, và đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho biết rằng sau quá trình trùng tu kéo dài hơn 19 tháng, hình dáng và cấu trúc của Chùa Cầu đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Các khiếm khuyết đã được khắc phục, đồng thời công trình cũng được nâng cấp về hạ tầng, cảnh quan và môi trường xung quanh.
Chùa Cầu, nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Hội An mà còn thu hút du khách quốc tế. Đối với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn và biểu tượng của thành phố, tồn tại hơn bốn thế kỷ qua.
Chùa Cầu được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 với sự đóng góp của các thương nhân Nhật Bản, do đó nó còn được gọi là cầu Nhật Bản. Vào năm 1653, một phần chùa đã được dựng thêm nối liền vào lan can phía Bắc của cầu, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, ông đã đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
Theo ghi chép trên xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu, Chùa Cầu đã được dựng lại vào năm 1817, và ngôi chùa có lẽ cũng được xây dựng lại vào thời gian này. Công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, và 1986, với sự thay đổi từ kiến trúc Nhật Bản sang phong cách Việt và Trung. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.
Sự kiện khánh thành Chùa Cầu không chỉ là dịp để tôn vinh di sản văn hóa quý giá mà còn khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa lịch sử của Hội An.
Văn Linh: Ảnh Giang Nguyễn