Châu Á đang tăng tốc các hợp tác Fintech

Trên khắp châu Á, sự hợp tác các Fintech đang tăng tốc. Những tác động sâu sắc của các dự án này sẽ được cảm nhận không chỉ về mặt kinh tế, thương mại mà còn cả về mặt địa chính trị.

Những “điểm nóng” mới nổi

Vào tháng 2, Ấn Độ và Singapore đã công bố liên kết Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) và PayNow, hệ thống thanh toán kỹ thuật số thời gian thực tương ứng của họ. Động thái này sẽ giúp chuyển giao suôn sẻ các giao dịch xuyên biên giới trị giá 1 tỷ USD giữa hai nước.

Châu Á đang tăng tốc các hợp tác Fintech

Fintech bùng nổ trong bối cảnh các doanh nghiệp đã sẵn sàng cung cấp giải pháp và các ngân hàng đã tạo ra cơ sở hạ tầng để hỗ trợ

Cùng tháng đó, công ty Fintech Ấn Độ PhonePe đã ra mắt dịch vụ quốc tế UPI, một ứng dụng mà qua đó người dùng có thể kết nối tài khoản ngân hàng Ấn Độ của họ và thanh toán cho người bán ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Singapore, Mauritius, Nepal và Bhutan.

Ngay cả trước khi hợp tác với Ấn Độ, PayNow của Singapore đã hợp tác với PromptPay của Thái Lan vào tháng 4/2021, để ra mắt hệ thống thanh toán kỹ thuật số theo thời gian thực được liên kết đầu tiên trên thế giới. Những sự hợp tác này sẽ giúp người lao động nhập cư kiếm được tiền cho gia đình nhanh hơn và giúp cuộc sống của sinh viên quốc tế dễ dàng hơn, đồng thời giúp người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp trên khắp châu Á có thể kiểm soát nhiều hơn khả năng tài chính của họ.

Có thể thấy, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số vì nỗi sợ lây lan dịch bệnh khiến các giao dịch tiền mặt trở nên không an toàn. Fintech bùng nổ trong bối cảnh các doanh nghiệp đã sẵn sàng cung cấp giải pháp và các ngân hàng đã tạo ra cơ sở hạ tầng để hỗ trợ lĩnh vực này.

Theo một cuộc khảo sát của McKinsey, 75% những người lần đầu tiên sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số trong đại dịch cho biết, họ sẽ tiếp tục sử dụng chúng ngay cả sau khi mọi thứ trở lại bình thường. Tài trợ cho công nghệ tài chính trong khu vực đã tăng hơn gấp đôi từ 5,2 tỷ USD lên 11,2 tỷ USD trong hai năm qua, đóng góp hơn 40% trong tổng số 23,2 tỷ USD đầu tư cho công nghệ tài chính toàn cầu.

Điều này không giới hạn đối với thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Có rất ít ngân hàng kỹ thuật số độc lập trước đại dịch, nhưng hiện tại lĩnh vực này được dự đoán sẽ phát triển hơn nữa khi ngân hàng kỹ thuật số tăng tốc. Với sự gia tăng nhanh chóng, các ngân hàng kỹ thuật số của Trung Quốc đã tích lũy được khoảng 5% thị phần trị giá 700 tỷ USD của đất nước.

Đây cũng là trường hợp của KakaoBank của Hàn Quốc, đã thu hút hơn 10 triệu khách hàng sau hai năm kể từ khi ra mắt vào năm 2017 và hiện chiếm khoảng 5% thị trường cho vay tiêu dùng không có bảo đảm của đất nước. Kể từ năm 2019, Cơ quan tiền tệ của Hồng Kông đã cấp 8 giấy phép ngân hàng ảo, bao gồm Mox và Livi được Standard Chartered hậu thuẫn.

Châu Á đã là một điểm nóng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và điều này dự kiến sẽ tiếp tục, tạo ra nhiều hỗ trợ hơn cho các doanh nghiệp non trẻ vốn phải vật lộn để đảm bảo các khoản vay từ các ngân hàng truyền thống.

Sự trỗi dậy của Fintech và sự hỗ trợ của nó đối với các doanh nghiệp nhỏ ở châu Á đi đôi với sự thâm nhập của điện thoại thông minh trong các cộng đồng thu nhập thấp. Theo một báo cáo năm 2021 của Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA), 1,2 tỷ người trên khắp châu Á đã được kết nối với Internet di động tính đến cuối năm 2020, tương đương với tỷ lệ thâm nhập 42%.

Mặc dù có nhiều thách thức, bao gồm việc xác định quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu trong khi xã hội số hóa, nhưng một trong những mặt tích cực của điều này là quyền truy cập duy nhất mà nó mang lại cho các nhà hoạch định chính sách.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra, thanh toán kỹ thuật số đang cho phép các chính phủ tiếp cận với sự hỗ trợ hiệu quả dưới hình thức chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo trợ xã hội cũng như các biện pháp phúc lợi trong các cộng đồng có thu nhập thấp. Điều này có thể giúp việc chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Đặc biệt, tác động địa chính trị của những chuyển đổi này là rất đáng kể. Trong nhiều năm, Trung Quốc là trung tâm mà tất cả các hoạt động thương mại của châu Á diễn ra xung quanh; Thì ngày nay, với sự hợp tác tăng cường của Fintech và sự thâm nhập của điện thoại di động đáng kể, những quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Indonesia đang nổi lên như những điểm nóng.

Cạnh tranh thị phần khốc liệt

Một chuyên gia tài chính châu Á nhận định, để đối phó với những động lực thay đổi này, các ngân hàng châu Á truyền thống phải cảnh giác về việc mất thị phần khi sự hợp tác của Fintech xuyên biên giới xâm nhập với tốc độ nhanh chóng.

Châu Á đang tăng tốc các hợp tác Fintech

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số vì nỗi sợ lây lan dịch bệnh khiến các giao dịch tiền mặt trở nên không an toàn

Nhiều người trong số này cũng đang áp dụng các biện pháp phúc lợi. Ví dụ như Sáng kiến Kinh doanh Mekong, một liên doanh giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á và chính phủ Úc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ ở Đông Nam Á. Sáng kiến này đã ra mắt một nền tảng thương mại điện tử mới, để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tiếp cận với các thị trường phát triển và tài chính bằng cách kết nối họ với các khoản vay và tín dụng trên không gian mạng.

“Sự hợp tác của Fintech như vậy hiện đang là trung tâm của tài chính châu Á và có tiềm năng thúc đẩy các nền kinh tế khu vực trong tương lai. Khi châu Á khẳng định vị trí tiêu điểm của công nghệ tài chính toàn cầu, các Chính phủ sẽ tiếp tục hướng tới một nền kinh tế không tiền mặt, minh bạch hơn, dễ tiếp cận hơn và có thể thay đổi cách thức kinh doanh của châu Á”, vị chuyên gia nhận xét.

Riêng với Việt Nam, Nhà đồng sáng lập Golden Gate Ventures – Lauria tin rằng, Đông Nam Á sẽ trở thành một động lực tăng trưởng toàn cầu trong 10 năm tới và Việt Nam sẽ là trung tâm.

Ngày nay, các lập trình viên đang chuyển đến trung tâm kinh tế của cả nước là TP Hồ Chí Minh để khởi động các công ty khởi nghiệp tập trung vào mọi lĩnh vực, bao gồm cả cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, việc trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của châu Á sẽ đòi hỏi phải xem xét lại các quy định hiện hành và điều hướng một số cơn gió ngược kinh tế.

Một báo cáo hồi tháng 7/2022 của KPMG International Ltd và HSBC Holdings Plc., số lượng công ty khởi nghiệp ở Việt Nam đã tăng gần gấp đôi kể từ khi bắt đầu đại dịch đến giữa năm 2022. Một số nhà đầu tư lớn nhất thế giới, bao gồm Sequoia Capital, Warburg Pincus LLC và Alibaba Group Holding Ltd đang ủng hộ những công ty đưa ra các giải pháp đầy hứa hẹn.

Chính phủ Việt Nam mong muốn, đến năm 2030, mục tiêu của TP Hồ Chí Minh là trở thành một “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư công nghệ và nhắm đến một nền kinh tế kỹ thuật số chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội của thành phố. Trong một nghiên cứu năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á phân tích, cần có một số cải cách chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho việc thành lập các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ và cải thiện khả năng cung cấp tài chính.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button