“Chắt lọc” cổ phiếu

Dù thị trường chứng khoán (TTCK) đã và đang điều chỉnh, nhưng các nhà đầu tư (NĐT) vẫn có cơ hội sinh lời nếu biết “sàng lọc” các cổ phiếu có triển vọng.

TTCK liên tục có những phiên điều chỉnh cuối tháng 5 và chưa dứt trong những phiên đầu tháng 6.

“Chắt lọc” cổ phiếu

Nhìn lại chứng khoán tháng 5

Trong tháng vừa qua, TTCK có những nhịp điều chỉnh mà có thể nói là không ít nhà đầu tư (NĐT) hoảng hồn. Để tránh sốc trước phiên điều chỉnh đột ngột, nắm bắt các tín hiệu về biến động giá, tương ứng là lực cầu có thể giúp NĐT chủ động hơn.

Trước hết, nhìn lại khi thị trường, có thể thấy có sự bất ngờ khi thị trường hồi phục nhanh hơn dự kiến. Một số phiên thể hiện cụ thể như sau:

Trong phiên ngày 6/5, thị trường xuất hiện thêm một phiên kích thích tương tự ngày 24/4 là kiểu diễn biến bỏ rơi, tạo sức ép “nhỡ tàu”. Hiệu quả của sức ép này thường là dòng tiền vào mạnh hơn với 63% mã được mua, VN30 có 59,17% mã được mua và VN-Index có 59,54% mã được mua. Thị trường nhìn chung là tích cực, tăng giá nhưng phân kỳ với lực cầu. Do đó, thị trường có thể có điều chỉnh nhưng không đáng lo.

Cũng dựa vào những tiêu chí đó, chúng ta có sự chuẩn bị tâm lý trước những nhịp chỉnh. Còn sự sẵn sàng tùy thuộc danh mục của mỗi nhà đầu tư.

Đến phiên 21/5 khi thị trường giảm 0,8-0,2%, cần chú ý nếu đây là 1 phiên giảm và kéo dài đóng phiên, thì thị trường có diễn biến như vậy nhưng bật lên về sau, song tốc độ hấp thu thể hiện dòng tiền không theo. Có nghĩa lực bán chiếm chủ đạo xuyên suốt toàn phiên. Đó là tín hiệu NĐT cẩn trọng các phiên tới hoặc tính toán cơ cấu.

Trong phiên ngày 23/5, thị trường hồi phục, có nhiều tín hiệu mua nhưng đến phiên 24/5 lại có điều chỉnh mạnh. Ở đây, phân tích cấu trúc khớp lệnh và đặt lệnh, chúng ta thấy trong phiên sáng, lực kéo điểm lên nhưng lực cung xuất hiện – dư địa hấp thụ chủ yếu do các cá nhân nhỏ lẻ còn lực bán từ các tổ chức “tay to”. Thị trường lúc này được đánh giá hồi phục nguồn cung, nhà đầu tư còn thời gian xử lý cơ cấu, chốt lãi, còn NĐT trung dài hạn vẫn có thể giữ nguyên danh mục.

“Chắt lọc” cổ phiếu
(Nguồn: TVN & Patrners)
Dòng tiền theo ngành

Chúng ta đã đánh giá dòng tiền hướng vào nhóm vốn hóa lớn, cơ bản, có điều chỉnh sâu. Các cổ phiếu nổi trội trong tháng điển hình là MWG hay VRG, cổ phiếu trụ vừa có câu chuyện FA, giá còn thấp.

Kế đến là chứng khoán, nhóm có các doanh nghiệp công bố lợi nhuận tốt nhưng nền cao, nên không nổi bật so với doanh nghiệp khác có sự phục hồi từ nền thấp năm 2023.

Đối với ngân hàng còn trong xu hướng tăng với tăng trưởng tín dụng cao hơn so với bình quân ngành, ví dụ LPB.

Bất động sản chia là 3 nhóm: Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp đã bán sản phẩm và hạch toán doanh thu, lợi nhuận. Thứ hai, nhóm doanh nghiệp đang bán chưa hạch toán doanh thu, lợi nhuận. Thứ ba, nhóm có sản phẩm nhưng vướng pháp lý, hoặc ở vùng ven, đang tái cấu trúc tài chính.

Cuối cùng là công nghệ thông tin. Các cổ phiếu FPT, CMG đã có tăng trưởng vô cùng tích cực (chỉ thua HVN) trên toàn thị trường.

Ghi nhận theo dữ liệu thị trường và dòng tiền vào ngành, có thể thấy trong tháng 5, dòng tiền phân hóa, chứ không phải sóng ngành chung. Sự phân hóa đến từng doanh nghiệp.

Trong nhịp hồi phục, VN30 hồi phục so với VN-Index, thể hiện rõ qua so sánh biến động giá giai đoạn qua. Tuy nhiên ở những phiên điều chỉnh tuần cuối tháng 5 ghi nhận nhóm vốn hóa lớn bị điều chỉnh lớn hơn so với thị trường chung.

“Chắt lọc” cổ phiếu

Trên dữ liệu phân tích tín hiệu mua theo giai đoạn trong từng ngành, từng thời điểm, chúng tôi cho rằng những phiên cuối tháng 5 điều chỉnh trong xu hướng tăng của một thị trường vẫn còn sức mua, thị trường khỏe.

Hướng đến nhóm ngành nào?

Trong tháng 6, trên quan điểm chú trọng danh mục hơn chỉ số VN-Index và lưu ý vấn đề lạm phát từ nay đến tháng 8/2024, dòng tiền sẽ hướng đến các nhóm cổ phiếu, với tín hiệu:

Thứ nhất là nhóm doanh nghiệp quốc doanh vốn hóa lớn. Tháng 6 có khuynh hướng chậm lại ở cổ phiếu trụ nhưng tăng trưởng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Thứ hai là nhóm ngành chứng khoán, cần lưu ý về dòng tiền vì hiệu quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đang giống nhau.

Thứ ba là nhóm ngân hàng, cần tiếp tục ưu tiên cổ phiếu của các tổ chức tín dụng có tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành hoặc đã trích lập dự phòng lớn trong 2023 và quý I/2024.

Thứ tư là ngành bất động sản, cần tiếp tục phân loại doanh nghiệp theo nhóm tiến độ bán hàng và hạch toán.

Thứ năm là ngành dầu khí và điện, cần tập trung nhóm có câu chuyện FA của doanh nghiệp và ngành.

Thứ sáu là ngành bán lẻ, cần bám sát dòng tiêng và tình hình phục hồi lợi nhuận do tiết giảm chi phí.

Thứ bảy là ngành thép. Dòng tiền sẽ hướng đến nắm giữ dài hạn các cổ phiếu ngành này.

Nguồn: diendandoanhnghiep.vn

Bài Viết Liên Quan

Back to top button