Chậm hoàn thuế GTGT: Lỗi tại thể chế hay ngành thuế “vô cảm”?

Mặc cho doanh nghiệp than khóc, kêu cứu, thậm chí có cả sự vào cuộc và chỉ đạo nóng của Chính phủ, Quốc hội, thế nhưng ngành thuế vẫn ung dung như chưa có chuyện gì xảy ra.

Lỗi tại thể chế…

Đáng chú ý, sau những lá đơn kêu cứu từ của cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan từ Trung ương tới địa phương, và mới đây nhất, vụ việc hoàn thuế GTGT từng được Thủ tướng chỉ đạo nóng, đăng đàn trước Quốc hội, thế nhưng ngành thuế thì vẫn “ung dung” như chưa có chuyện gì xảy ra. Còn doanh nghiệp thì như ngồi trên đống lửa vì vẫn phải “oằn lưng” trả lãi vay ngân hàng, trả lương cho người lao động, các khoản BHXH, BHYT… trong khi tiền hoàn thuế lên tới hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thì vẫn bị “ngâm” bởi ngành thuế cho rằng “những mặt hàng doanh nghiệp đăng kinh doanh, xuất khẩu thuộc diện rủi ro cao”, đang là vấn đề gây bức xúc dư luận trong suốt thời gian qua.

Chậm hoàn thuế GTGT: Lỗi tại thể chế hay ngành thuế “vô cảm”?

Ông Lê Mạnh – Tổng Giám đốc Cty Leglor chia sẻ, thực sự doanh nghiệp hết cửa xoay vốn làm ăn vì hàng chục tỷ đồng bị “ngâm” suốt mấy năm qua, trong khi tiền lương của người lao động, tiền lãi vay ngân hàng vẫn phải trả, là ngoài sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Đáng nói, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, thay vì đối thoại, cùng lúc hướng dẫn các doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế, thì ngành thuế lại mời từng doanh nghiệp lên để chia sẻ, mong doanh nghiệp thông cảm vì các văn bản của ngành dọc quy định, trong khi Luật không quy định, đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

Ông Lê Mạnh – Tổng Giám đốc Cty Leglor chia sẻ, thực sự doanh nghiệp hết cửa xoay vốn làm ăn vì hàng chục tỷ đồng bị “ngâm” suốt mấy năm qua, trong khi tiền lương của người lao động, tiền lãi vay ngân hàng vẫn phải trả, là ngoài sức chịu đựng của doanh nghiệp.

“Đơn hàng xuất khẩu đang chuẩn bị vào mùa, nhưng nguồn tiền cạn kiệt, không thể xoay sở để mua nguyên liệu để gia công, thì doanh nghiệp chỉ còn nước cho công nhân nghỉ việc và đóng cửa nhà máy, chứ không còn giải pháp nào khác, ông Mạnh bức xúc.

Cũng theo ông Mạnh, điều trớ trêu là, khi Cục thuế TP.HCM mời doanh nghiệp lên đối thoại thì thay vì giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thì ngành thuế lại mong doanh nghiệp thông cảm vì vướng các văn bản của Tổng cục thuế nên không thể giải quyết cho doanh nghiệp. Vì nếu giải quyết cho doanh nghiệp mà sau này có vấn đề gì thì cán bộ cục thuế phải chịu trách nhiệm.

“Cùng một đơn hàng, khách hàng, cùng nước xuất khẩu, cùng mặt hàng… nhưng ngành thuế chỉ giải quyết cho đơn trước (hồ sơ trước), còn đơn sau, mặc dù vẫn là khách hàng đó, nhưng doanh nghiệp phải chờ ngành thuế rà soát, tức là doanh nghiệp tiếp tục phải chờ ngành thuế thanh tra, kiểm tra từ F1, F2 đến Fn (làm lại từ đầu). Rõ ràng đây là lỗi tại thể chế, một vấn đề hết sức phi lý trong bối cảnh hện nay”, ông Mạnh bức xúc.

… hay ngành thuế “vô cảm”?

Tương tự, Bà Đinh Thị Thanh Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại Hoà Thuận cho biết, Hoà Thuận là doanh nghiệp khẩu cao su từ nhiều năm, với các thị trường chính, như: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Ấn Độ… Top 100 thuơng hiệu, dịch vụ, sản phẩm hội nhập quốc tế năm 2013; Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2011, 2014, 2015, 2017 – 2018. Thế nhưng chúng tôi thực sự hụt hẫng, và không thể tin vào cách làm của ngành thuế hiện nay. Rõ ràng chúng ta đang sống và làm việc trong thời kỳ 4.0, mọi thông tin đều có thể sử dụng trên hệ thống điện tự, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản. Song, những quy định của ngành thuế lại đang khá rườm rà và nặng thủ tục hành chính, đã bóp chết các doanh nghiệp, làm méo mó “thể chế” và bản chất của sự việc là không thể chấp nhận.

“Để kiểm tra, rà soát, ngành thuế hoàn toàn có thể lên hệ thống điện tử, kết nối phần mềm điện tử để liên kết với ngành Hải quan kiểm tra tờ khai hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nơi đến, nơi đi. Thậm chí, liên hệ với ngành Hải quan để nắm thông tin trên hệ thống là hoàn toàn có thể kiểm tra hàng hoá xuất khẩu có đúng hay không. Và công đoạn tiếp theo là ngành thuế chỉ cần kiểm tra đơn vị bán hàng (F1), có xuất hoá đơn bán hàng hay không là đủ cơ sở để hoàn thuế cho doanh nghiệp, thay vì phải làm động tác “thủ công” là kiểm tra, điều tra từ F1, F2…Fn như hiện nay”, bà Tâm bức xúc.

Chậm hoàn thuế GTGT: Lỗi tại thể chế hay ngành thuế “vô cảm”?

Ông Võ Quang Thuận, nguyên chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước: “Lỗi thể chế, hay sự vô cảm đến tột cùng của ngành thuế, đang dần bóp chết các doanh nghiệp, bóp chết sự ngành nông, lâm thuỷ sản, bóp chết nông dân, người lao động và lớn hơn bóp là chết nền kinh tế là khó chấp nhận”.

Đồng quan điểm, ông Võ Quang Thuận, nguyên chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước cho rằng: chúng tôi thực sự thất vọng về thể chế, cách điều hành của ngành thuế hiện nay. Một công việc hàng ngày của ngành thuế, với nhiệm vụ là thu thuế, kiểm tra thuế, hoàn thuế… áp dụng nhiều công nghệ điện tử, phần mềm quản lý, liên kết… thế nhưng hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp vẫn bị “ngâm” suốt 2 năm qua đang thể hiện sự “bất lực” của ngành thuế, trong đó có cả vai trò của cơ quan quản lý ngành thuế (Bộ Tài chính), là hết sức bất thường.

“Lỗi thể chế, hay sự vô cảm của ngành thuế, đang dần bóp chết các doanh nghiệp, bóp chết sự ngành nông, lâm thuỷ sản, bóp chết nông dân, người lao động và lớn hơn bóp chết nền kinh tế trong điều kiện kiện nay là khó chấp nhận”, ông Thuận nói.

Cũng theo ông Thuận, một sự việc không phải quá lớn nhưng phải đến Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội lên tiếng, chỉ đạo, đăng đàn Quốc hội nhưng vẫn “không trôi” là vì nguyên nhân gì? Chưa kể, với điều kiện khó khăn như hiện nay nhưng ngành thuế lại “nhốt” doanh nghiệp trong “lồng cơ chế”, là đi ngược xu thế, chủ chương của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ về mục tiêu “Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp”. “Vậy bản chất của vấn đề ở đây là gì? Là lỗi tại thể chế hay ngành thuế vô cảm?”, ông Thuận Bức xúc.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button