Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định

Tượng phật Thích Ca cao 69 m trên đỉnh Chóp Vung bên tuyến đường ven biển ở huyện Phù Cát (Bình Định) thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng mỗi năm.

Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định

Tượng Phật Thích Ca thuộc Dự án quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong (còn gọi là chùa ông Núi), xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Chùa toạ lạc bên tuyến đường ven biển ĐT 639 đoạn qua xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) và quốc lộ 19 B nối sân bay Phù Cát với TP Quy Nhơn.

Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định

Tượng được thiết kế trên một tòa sen nằm trên đỉnh núi Chóp Vung, cách mặt nước biển 129 m. Đức Phật có hướng nhìn ra biển Đông, sau lưng ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Sách Đại Nam nhất thống chí, ghi: “Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển Biển Cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh cũng đẹp…”.

Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định
Bức tượng cao 69 m và đây là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Tương truyền xưa có chùa Dũng Tuyền, năm Nhâm Ngọ, Hiển Tông thứ 12 (tức năm Lê Chính Hòa thứ 23 – 1702) do thầy chùa là Lê Ban (tục gọi là ông Núi) dựng; năm Quý Sửu Túc Tông thứ 9 (tức năm Lê Long Đức thứ 2 – 1773) sắc phong là Tĩnh Giác Thiện Trì Đại Lão Ông thiền sư, lại ban cho biển ngạch và câu đối.
Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định
Vào ngày lễ, Tết hoặc ngày rằm hàng tháng, đông đảo người dân, du khách đến dâng hương, hoa tượng phật.
Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định

Dọc theo đường hành lễ từ phía dưới lên đến bức tượng được Ban quản lý chùa Linh Phong bố trí 18 vị La Hán được chế tác, chạm khắc bằng đá tinh xảo. Du khách muốn đến viếng thăm tượng phật này phải đi bộ vượt qua 600 bậc thang bằng đá trải dài từ dưới đất lên tới đỉnh núi Bà.

Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định

Phía dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi du khách có thể tham quan, chiêm bái và hành lễ. Sư phụ trụ trì chùa Linh Phong (còn gọi là chùa Ông Núi) Đại Đức Thích Quảng Nghiêm, cho hay thuở xưa chùa có tên là Dũng Tuyền Thạch cốc tự, đến nay có tên đầy đủ là Dũng Tuyền Linh Phong Thiền Viện đã qua 12 đời thừa kế và trở thành di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định
Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi mọi người đến đây để hành lễ, chiêm bái.
Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định
Du khách chiêm bái 1.438 tượng phật ở thư viện phật giáo nơi đây. “Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi diễn ra từ ngày 24 đến 25 tháng Giêng âm lịch nhưng vào các ngày lễ, tết hoặc ngày rằm hàng tháng, hàng nghìn người dân và du khách đều về đây dâng hương, hoa quả cầu may mắn, bình an và chiêm ngưỡng tượng Phật”, phật tử Như Hằng (ngụ huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) nói.
Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định
Hàng ngày, khi hoàng hôn buông xuống, tượng Phật Thích Ca sừng sững giữa núi non và biển cả tạo nên không gian tĩnh lặng, thanh bình.
Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định
Vào buổi bình minh có thể chiêm ngưỡng “thung lũng mây” huyền ảo trôi bồng bềnh trên cánh đồng quạt gió ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Bức tượng phật Thích Ca cao 69 m ở Bình Định
Ngoài ra còn có thể khám phá cung đường biển ở khu dã ngoại Trung Lương và các làng chài trữ tình ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

Mục Du lịch – Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

Nguồn: zingnews.vn

Bài Viết Liên Quan

Back to top button