Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 27/12, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, lãnh đạo các ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã dự hội nghị.

Theo báo cáo tao Hội nghị, trong năm 2024 và giai đoạn 4 năm (2021-2024), dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt, sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Thị trường lao động phục hồi, khởi sắc, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi thấp hơn nhiều so với năm 2021; tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp cơ bản duy trì ổn định; thu nhập của người lao động được cải thiện; cơ bản các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu vực kinh tế trọng điểm đã duy trì được lực lượng lao động ổn định, không để xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng lao động; lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt cao; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt kết quả tốt …

Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả. Các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; 13 chỉ tiêu quản lý ngành ước đạt và vượt mục tiêu.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

Nhìn lại chặng đường gần 10 năm qua, ngành LĐTBXH đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, các thành tựu nổi bật là: ngành LĐTBXH đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, các thành tựu nổi bật là:

Hệ thống chính sách không ngừng được hoàn thiện theo hướng tiến bộ, công bằng, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, cơ bản đảm bảo an sinh đối với người dân theo quy định của Hiến pháp, bảo đảm an sinh xã hội đã có bước chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang đảm bảo quyền an sinh của công dân; đặc biệt đã trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội với nhiều điểm mới và thay đổi nhằm bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động; tham mưu, trình Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội… Nhiều lĩnh vực của ngành đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cương sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của ngành.

Các giải pháp phát triển thị trường lao động hiện đại, hội nhập, bền vững được triển khai đồng bộ. Khi đại dịch CoviD-19 xảy ra, Bộ đã chỉ đạo và tham mưu Chính phủ, Quốc hội nhiều chính sách, giải pháp nhằm duy trì hoạt động thị trường lao động, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động quay trở về địa phương khi có dịch và quay trở lại địa bàn làm việc khi hết dịch.

Tỷ lệ thất nghiệp duy trì mức thấp, quy mô lực lượng lao động, lao động có việc làm, thu nhập đều tăng. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhiều đột phá về mở rộng thị trường, qui mô và chất lượng nguồn lao động, giải quyết ổn định việc làm gắn với thu nhập cao.

Bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, độ bao phủ của bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng. Bảo hiểm thất nghiệp cũng đã trở thành giá đỡ quan trọng, hỗ trợ hiệu quả cả doanh nghiệp và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, mất việc làm.

Hình thành mạng lưới giáo dục nghề nghiệp rộng khắp cả nước; thay đổi nhận thức của toàn xã hội về công tác giáo dục nghề nghiệp; qui mô đào tạo nghề không ngừng được mở rộng; đáp ứng nhân lực có kỹ năng nghề cho thị trường lao động.

Đã chú trọng và thực hiện tốt chính sách ưu đãi, tôn vinh đối với người có công với cách mạng; mức chuẩn trợ cấp tăng từ 1.318.000 đồng năm 2015 lên 2.789.000 đồng năm 2024, tăng gấp 2,1 lần (trong đó, năm 2024 tăng 35,7% so với năm 2023, cao nhất từ trước đến nay).

Công tác giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả tích cực, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, là thành viên sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo.

Từng bước hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội, hỗ trợ kịp thời những người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, nhất là trong phòng chống đại dịch Covid-19. Đặc biệt, đã tham mưu ban hành và triển khai 4 gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ, với số tiền trên 120 ngàn tỷ đồng và trên 200 ngàn tấn gạo hỗ trợ cho trên 68 triệu lượt ngườ.

Sau 10 năm đối tượng bảo trợ xã hội tăng 40,74% và ngân sách dành cho đối tượng này tăng 113%. Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh để thực hiện đầy đủ và ngày càng tốt hơn quyền trẻ em. Công tác an toàn lao động, xây dựng quan hệ lao động hai hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội cũng được quan tam chỉ đạo và đạt kết quả tích cực…

Lê Minh

Bài Viết Liên Quan

Back to top button