Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) giới thiệu dự án bảo vệ rùa biển ở quốc đảo Fiji. Đây là nơi sinh sống của 5 trong số 7 loài rùa biển trên thế giới.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Đồi mồi và đồi mồi dứa là 2 loài rùa phổ biến nhất làm tổ ở một số hòn đảo của Fiji. Hiện nay, 2 loài rùa này đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới. Cụ thể, quần thể của chúng đã giảm ít nhất 80% trong 3 thế hệ qua. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, buôn bán và đánh bắt rùa bất hợp phát là một số nguyên nhân dẫn đến loài rùa đang trên đà tuyệt chủng. Vì vậy, các dự án bảo tồn đang giúp quần thể chúng duy trì và phát triển.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

WWF và Fiji đang làm việc với các cộng đồng địa phương để tăng số lượng rùa biển thông qua những dự án bảo tồn. Đặc biệt, dự án sẽ ưu tiên các khu vực rùa làm tổ. Trong bức hình là Lynn Vuli, trưởng nhóm tình nguyện viên giám sát trên đảo Dravuni của Fiji. Lynn đang chỉ người thuyền trưởng về phía một con rùa mà cô đã nhìn thấy. Lynn là một phần của mạng lưới giám sát rùa cộng đồng, được gọi là daunivonu. Dự án được WWF và Fiji bắt đầu vào năm 2010.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Trong chiến dịch gần đây nhất vào tháng 3, nhóm tình nguyện đã thực hiện một loạt những nhiệm vụ hỗ trợ môi trường sinh sống của rùa như tìm kiếm tổ, đếm trứng, gắn thẻ rùa và giúp đỡ những con non mới đẻ xuống nước. Trong bức hình, Ratu Viliame Tuinavadra tìm thấy một con đồi mồi trong khi lặn tự do. Sau khi thực hiện một vài phép đo, con rùa đã được thả trở lại vùng biển xung quanh đảo Dravuni. Đo rùa giúp xác định kích thước tối thiểu của chúng khi trưởng thành. Đồng thời, phương pháp này giúp ước tính kích thước của con cái tại nơi làm tổ hoặc khu vực kiếm ăn.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Một nhóm do Pita Qarau dẫn đầu, người giám sát cấp cao của Yadua, thực hiện một cuộc tuần tra ban đêm trên bãi biển của một trong hơn 500 hòn đảo nhỏ của Fiji. Nhóm nghiên cứu tìm kiếm những con cái trưởng thành lên bờ vào ban đêm để đào tổ và đẻ trứng. Nhóm nghiên cứu sử dụng những ánh đèn đỏ để tránh làm phiền những con rùa trưởng thành thay vì dùng đèn pin thông thường. Đồi mồi làm tổ nhanh hơn bất kỳ loài rùa biển nào khác. Chúng có thể hoàn thành toàn bộ quá trình trong vòng chưa đầy 45 phút và có thể đẻ khoảng 150-200 quả trứng cùng một lúc. Chúng cũng có xu hướng đào tổ nông hơn các loài rùa khác.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Mục tiêu cốt lõi của dự án rùa biển của WWF ở Fiji là đến năm 2026, các địa điểm quốc gia ưu tiên sẽ được bảo vệ tốt hơn. Từ đó, rùa biển sẽ đi đến những nơi này và gia tăng hoạt động làm tổ. Trong bức ảnh chụp từ trên không, nhóm giám sát rùa đã đến thăm 4 địa điểm để kiểm tra hoạt động làm tổ. Họ tìm kiếm các dấu vết bò của rùa từ đại dương, theo dõi các dấu vết trên cát để tìm tổ và ghi lại vị trí tổ bằng thiết bị GPS. Hiện tại, một số đồi mồi đang làm tổ sâu hơn trong đất liền và dưới thảm thực vật. Đây là hành vi bất thường đối với loài này và vẫn chưa tìm được nguyên nhân.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Sau 6-8 tuần sau khi trứng nở, các tình nguyện viên cẩn thận đếm và ghi lại vỏ trứng, trứng chưa nở và con non chết để xác định tỷ lệ trứng nở thành công. Trong ảnh, Emosi Time tìm thấy một quả trứng đồi mồi chưa nở. Biến đổi khí hậu không chỉ thay đổi vị trí làm tổ mà còn ảnh hưởng đến trứng của rùa. Nhiệt độ cát cao hơn trên các bãi biển tạo ra nhiều con cái hơn và nhiệt độ cát mát hơn tạo ra nhiều con đực hơn. Điều này làm đe dọa cơ hội sinh sản cho các thế hệ rùa biển tương lai.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Con đồi mồi mới nở này đang tìm đường đến Thái Bình Dương. Rùa non chỉ dài 2-7 cm. Cả đồi mồi và đồi mồi dứa chỉ trưởng thành khi chúng trên 20 tuổi. Cuộc sống của một con rùa biển đầy khó khăn ngay từ ngày đầu tiên. Ngay cả khi không có các mối đe dọa do con người gây ra, tương đối ít rùa biển sống sót qua năm đầu đời. Những kẻ săn mồi như cua, chó, chim và cá thường giết những con non khi chúng đi từ tổ đến vùng nông.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

Khi ra biển, rùa phải đối mặt với các mối đe dọa từ nạn săn trộm, ô nhiễm nhựa và vô tình bị bắt trong dụng cụ đánh cá. Người ta ước tính rằng trên toàn cầu, chỉ có một trong 1.000 con non sống sót đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, dự án của WWF đang nỗ lực để đảm bảo rằng các con non có được khởi đầu tốt nhất có thể.

Bảo tồn rùa biển ở quốc đảo Fiji

WWF đang làm việc để phát triển và tích hợp các kế hoạch quản lý rùa vào các cơ chế quản trị cộng đồng, tỉnh và quốc gia hiện có. Kể từ năm 2010, khi thành viên daunivonu tăng lên, báo cáo cho thấy số lượng rùa làm tổ và những con non sinh sống ngày càng tăng. Điều này cho chúng ta hy vọng về tương lai của những con rùa biển.

Nguồn: zingnews.vn

Bài Viết Liên Quan

Back to top button