Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Trước khi trở thành điểm vui chơi giải trí nổi tiếng thế giới của Singapore, Sentosa từng có quá khứ sóng gió và đầy khó khăn.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Cách đất liền của Singapore khoảng 1,6 km, Sentosa là hòn đảo rộng 500 ha có hình dạng như cuối tẩu thuốc. Từ trên cao, nơi này nhìn giống như một công viên Disneyland với bãi biển và rừng xanh vây quay. Tuy nhiên, hòn đảo có quá khứ đen tối. Cách đây 50 năm, nó được biết đến với cái tên “Pulau Blakang Mati”, nghĩa là “hòn đảo nơi cái chết nằm phía sau”. Ảnh: National Geographic.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Vào thế kỷ 19, đây là điểm ẩn náu thường xuyên của cướp biển. Cũng trong giai đoạn này, lượng cư dân ít ỏi trên đảo giảm mạnh, được cho là do bệnh sốt rét. Đến cuối thế kỷ 19, khi Singapore nằm dưới sự kiểm soát của Anh, năm pháo đài được xây dựng khắp đảo, trong đó có Pháo đài Siloso nằm trên một ngọn đồi. Ảnh: Thetravelshots.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Năm 1942, Nhật Bản chiếm đóng hòn đảo và biến pháo đài Siloso thành trại giam tù nhân chiến tranh, nơi giam các lính Australia và Anh. Các pháo đài khác trở nên hoang phế. Giờ đây, một trong số đó được những người leo núi dùng làm điểm quan sát, và một pháo đài khác được những người mê tàn tích ưa chuộng. Ảnh: Thetravelintern.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Năm 1965, Singapore độc lập. Cuối những năm 1960, chính phủ đồng ý cho Esso xây dựng một nhà máy lọc dầu trên đảo, với kế hoạch mở rộng thành nhà máy hóa dầu. Một số người phản đối ý kiến biến hòn đảo trù phú thành nhà máy. Alan Choe, một kiến trúc sư, được đề nghị nghĩ ra giải pháp thay thế. Ảnh: CNN.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Năm 1967, ông thuyết phục chính phủ rằng hòn đảo cần được duy trì làm “lá phổi xanh” cho Singapore và đề xuất biến nó thành điểm du lịch, lấy cảm hứng từ Disneyand. Chính phủ đồng ý chuyển nhà máy lọc dầu sang một hòn đảo khác và công bố kế hoạch kiến tạo một hòn đảo thiên đường ở đây vào năm 1969. Ảnh: Sam’s Alfresco Coffee.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Năm 1972, đảo được đổi tên thành Sentosa, nghĩa là “bình yên và tĩnh lặng”, sau cuộc thi đặt tên dành cho cộng đồng. Chính phủ Singapore cũng lập Tập đoàn Phát triển Sentosa (SDC). Ảnh: CNN.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa
SDC có tham vọng lớn với hòn đảo, nhưng chuyện không hề dễ dàng. Khi tiếp quản, họ không có ngân sách, không có đường ra đảo, và phải bắt đầu bằng việc cải tạo các tòa nhà cũ được Anh sử dụng làm trại giam quân đội. Ảnh: CNN.
Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa
Năm 1974, đảo trở nên nổi tiếng hơn với sự ra đời của CLB golf Sentosa. CLB thu hút nhiều thành viên dù có phí đắt đỏ. Ảnh: Sentosagolf.
Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa
SDC cũng mở tuyến cáp treo nối hòn đảo với đất liền. Năm 1979, đảo đón khoảng 850.000 lượt khách, nhưng vẫn không phải điểm đầu tư hấp dẫn. Các công ty than phiền về hệ thống hạ tầng thiếu thốn và tình trạng tồi tệ của cơ sở vật chất. Ảnh: CNN.
Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Năm 1983, sự phát triển của Sentosa đột ngột chững lại sau khi một tàu chở dầu đâm phải tuyến cáp treo. Tai nạn khiến hai khoang cáp treo rơi xuống biển, làm 7 người thiệt mạng và 13 người mắc kẹt. Điều này khiến lượng khách và đầu tư vào đảo giảm mạnh. Để cải thiện tình hình, một ưu đãi thuế và quy định mua đất độc đáo được đề ra, trong đó các nhà phát triển có thể trả trước một phần tiền, và trả số còn lại từ doanh thu sau khi đã đi vào hoạt động. Ảnh: Insider.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Tuy nhiên, tiến triển vẫn rất chậm. Năm 1989, đảo không có khách sạn hạng sang, chỉ có vài nhà nghỉ giá rẻ. Năm 1992, đảo trở nên dễ tiếp cận hơn khi tuyến đường Sentosa Causeway được mở. Trong những năm 1990, SDC đầu tư hàng trăm triệu USD để có thêm khách sạn ở đảo. Ảnh: CNN.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Sức thu hút của Sentosa ngày càng giảm, do “làm dấy lên cảm giác cũ kĩ và nhạt nhẽo”. Các công viên giải trí mở cửa rồi đóng cửa, gồm Volcano Land và công viên nước Fantasy Land, nơi hai người thiệt mạng. Underwater World, bể thủy sinh lớn nhất châu Á mở cửa năm 1991, tồn tại lâu hơn, nhưng cũng đóng cửa vào năm 2016. Ảnh: Asiaone.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Năm 2002, chính phủ Singapore đầu tư 3 tỷ USD để cải tạo hòn đảo, gồm khoản đầu tư 20 triệu USD để nâng cấp bãi biển Palawan và trùng tu pháo đài Siloso. Ảnh: Sentosa.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Sentosa Cove – một trong những khu trọng điểm của hòn đảo – được khởi công năm 2003. Nằm ở mũi rìa phía đông Sentosa, đây là nơi giới nhà giàu sinh sống, với loạt nhà hạng sang được bảo vệ nghiêm ngặt và một hải cảng đỗ du thuyền. Ảnh: IAC.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Các khách sạn mới bắt đầu mở cửa từ những năm 2000, trong đó có Capella Singapore, W Singapore và Sofitel Singapore Sentosa Resort & Spa. Nhiều điểm tham quan mới cũng được xây dựng, gồm khu mô phỏng nhảy dù và lướt sóng. Ảnh: Accor Hotels.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Tuy nhiên, Sentosa đạt đến đỉnh cao từ năm 2010, khi Resorts World Sentosa, công viên giải trí Universal Studios đầu tiên ở Đông Nam Á, mở cửa. Từ 2010 đến 2011, lượng khách đến Sentosa tăng vọt từ 7,8 triệu lên 19,1 triệu và tiếp tục tăng gần 20% hàng năm cho đến đại dịch Covid-19. Trong đại dịch, hoạt động du lịch tại đây ngừng lại, nhưng sau đó lại phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát. Ảnh: CNN.

Quá khứ đen tối của đảo thiên đường Sentosa

Dù qua nhiều giai đoạn phát triển, Sentosa vẫn có vai trò như một “lá phổi xanh” cho Singapore. Đảo có khoảng 55.000 cây xanh và 45 ha rừng thứ sinh. Chính phủ cũng đặt ra các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo hòn đảo duy trì diện tích rừng là 60% và có các khu vực nguyên sinh. Sentosa có thể sẽ được nối với đảo Palau Brani gần đó để tạo ra một khu du lịch ấn tượng hơn nữa trong 20 năm tới. Ảnh: Sentosa.

Nguồn: zingnews.vn

Bài Viết Liên Quan

Back to top button