Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group: Công nghệ kết nối vạn tiêu dùng

“Quá trình học hỏi trong kinh doanh và công nghệ không thay đổi giá trị cơ bản của ngành hàng tiêu dùng”, theo Chủ tịch Masan Group – TS Nguyễn Đăng Quang.

Sáng ngày 24/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) và hai công ty con Masan Consumer (HNX-UPCoM: MCH), Masan MEATLife (HNX-UPCoM: MML) đã đồng tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với chủ đề “Consumer of Things – Kết nối vạn nhu cầu”.

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group: Công nghệ kết nối vạn tiêu dùng

TS Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT Masan Group. Ảnh: Lê Mỹ

Phát biểu trước hàng trăm cổ đông, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT Masan Group, cho biết: “Trong kinh doanh của chúng ta, luôn có 1 con đường duy nhất, đó là hướng tới con đường hướng tới người tiêu dùng”.

Trong nhiều năm, Masan kiên định “Đường chúng ta đi” và vẫn luôn tiếp tục “Keep going” theo con đường này, với triết lý “Doing well by doing good” –  cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho hơn 100 triệu người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Chủ tịch Masan Group chia sẻ: Trên con đường ấy, cách chúng ta làm luôn tràn đầy cảm hứng cảm xúc, vì tình yêu với mỗi công việc chúng ta làm. Ngày hôm nay, “Consumer of Thing – Kết nối vạn nhu cầu”, là 1 cột mốc mới trong chặng đường không thay đổi của Masan, hành trình dõi theo và đi cùng người tiêu dùng. Đó là làm thế nào kết nối sứ mệnh tuyệt vời vì người tiêu dùng, kết nối gắn bó yêu thương cùng nhau; Làm thế nào để Ban điều hành chia sẻ cách của người Masan – Masan way -trong mục tiêu kết nối mọi sự tiêu dùng, vạn sự tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi người Việt Nam.

“Quá trình học hỏi trong kinh doanh và công nghệ không thay đổi giá trị cơ bản của ngành hàng tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn biết lựa chọn các nhãn hiệu. Mặc dù vậy, sự hiện diện công nghệ trong kinh doanh mang lại giá trị, trải nghiệm cho người tiêu dùng. Vì vậy nếu chúng ta tư duy đặt người tiêu dùng làm trọng tâm, ngày hôm nay và nhiều năm sau, chặng đường này không chỉ có niềm tin tuyệt đối, mà còn là thể thức, kỳ vọng những hoạt động, chương  trình kinh doanh phục vụ người tiêu dùntrinhftheo đó sẽ là tăng trưởng, lợi nhuận. Chúng ta không chỉ tự tin về năng lực, nhãn hiệu, sáng tạo, mà cả năng lực tiếp cận nền tảng công nghệ kết nối với người tiêu dùng”, người đứng đầu Masan Group cho biết.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, người tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng luôn không ngừng thay đổi, mở rộng phạm vi từ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày sang một loạt các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, những trải nghiệm vượt trội, phù hợp với sở thích của từng cá nhân và phong cách sống hiện đại. Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, được nhiều người ưa chuộng. Lãnh đạo Masan cho biết, đón đầu xu hướng này, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm có thương hiệu, Masan Group đã xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online (“O2”). Vì vậy, con đường Masan xác định chính là hành trình xây dựng Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ, kết nối vạn nhu cầu.

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái tiêu dùng của của Masan Group hiện bao gồm các công ty thành viên và công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực như bán lẻ hàng tiêu dùng, FMCG có thương hiệu (bao gồm thực phẩm và đồ uống đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (“HPC”)), thịt có thương hiệu và sản phẩm tươi sống, dịch vụ tài chính, bán lẻ thực phẩm và đồ uống, viễn thông di động.

Cụ thể, Masan hiện sở hữu The CrownX (“TCX”), nền tảng bán lẻ hàng tiêu dùng sở hữu cả Masan Consumer Holdings (“MCH”), mảng kinh doanh hàng tiêu dùng có thương hiệu, và WinCommerce (“WCM”), mảng kinh doanh bán lẻ đang dẫn đầu thị trường.

Hệ sinh thái của Masan còn tích hợp Masan MEATLife (“MML”), một trong những nền tảng thịt có thương hiệu lớn nhất Việt Nam tập trung vào việc mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt có thương hiệu, hợp vệ sinh và có thể truy xuất nguồn gốc; Phúc Long Heritage (“Phúc Long”); và Mobicast, nhà khai thác mạng di động (“MVNO”) hoạt động với thương hiệu “Wintel”, trước đây là “Reddi”.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn Masan bao gồm công ty liên kết là Ngân hàng Techcombank (“TCB”), ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với hiến lược tập trung vào thị trường bán lẻ thông qua việc áp dụng công nghệ cao để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng trong ngành dịch vụ tài chính. Và công ty thành viên Masan High-Tech Materials (“MHT”), một trong những nhà chế biến sản phẩm vonfram cận sâu (midstream) và nguyên liệu chiến lược phục vụ sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

Ngoại trừ  MHT, các công ty thuộc Masan Group đại diện cho các trụ cột chính trong hệ sinh thái tiêu dùng toàn diện. Đây cũng chính là các mảnh ghép trong tầm nhìn xây dựng Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ, kết nối vạn nhu cầu của Masan.

Trong năm 2022, Masan đã nâng tầm chiến lược Point of Life (“POL”) với việc ra mắt toàn quốc mô hình mini-mall mang thương hiệu “WIN”, chuỗi cửa hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thiết yếu hàng ngày (nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khỏe, sản phẩm tài chính, dịch vụ giải trí và viễn thông) tại một địa điểm duy nhất và là một phần của một hệ sinh thái lớn hơn tích hợp từ offline đến online, trong đó có các ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết.

Trong tương lai, Masan Group đặt mục tiêu cải tiến hệ sinh thái tiêu dùng O2 , bao gồm cả nền tảng tích hợp khách hàng thân thiết, bằng cách sử dụng công nghệ và phân tích dữ liệu để hiểu và phục vụ tốt hơn người tiêu dùng thông qua trải nghiệm và hành trình mua sắm tiện lợi hơn và cá nhân hóa cao hơn.

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group: Công nghệ kết nối vạn tiêu dùng

Ông Danny Le – Tổng Giám đốc Masan Group. Ảnh: Lê Mỹ

Ông Danny Le, TGĐ Masan cũng cho biết tại ĐHCĐ Masan 2023: Chúng ta sẽ đồng hành cùng người tiêu dùng bằng số hóa để tăng trải nghiệm tăng chi tiêu, phát triển hội viên. Masan vừa là nhà cung cấp, nhà bán lẻ không chỉ phục vụ nhu cầu mà mọi mong muốn khác và xa hơn.

“Chúng tôi sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, từ đó, đáp ứng vạn nhu cầu của khách hàng”, ông Danny Le khẳng định.

Tại ĐHCĐ 2023, Masan Group sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch hoạch kinh doanh năm 2023 với chỉ tiêu Doanh thu thuần (Net revenue) 90.000 – 100.000 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế TNDN (NPAT – Pre MI) 4.000 – 5.000 tỷ đồng.

Tập đoàn cũng sẽ trình phương án chia cổ tức năm 2022, mức chia theo tỷ lệ chi trả 8% (800 đồng/cổ phiếu) đã được tạm ứng cho cổ đông theo Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 263/2022/NQ-HĐQT ngày 20 tháng 06 năm 2022 và Quyết định của Tổng Giám Đốc số 264/2022/QĐ-TGĐ ngày 20 tháng 06 năm 2022 với tổng số tiền chi trả hơn 1.138 tỷ đồng vào 13/7/2022.

Thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2023 từ nguồn lợi nhuận giữ lại của Công ty. Phê duyệt việc ủy quyền cho Hội Đồng Quản Trị, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hóa dòng tiền, được toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc tạm ứng cổ tức năm 2023, bao gồm việc có hoặc không có thực hiện tạm ứng cổ tức, mức tạm ứng cổ tức, thời gian, phương thức chi trả và các vấn đề khác liên quan đến tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

ĐHCĐ cũng sẽ bàn về phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), số lượng cổ phần dự kiến phát hành: tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành của Công ty; Giá phát hành: giá phát hành cổ phần theo chương trình ESOP bằng mệnh giá mỗi cổ phần, tức bằng 10.000 đồng/cổ phần; Dự kiến thông qua phương án chào bán cổ phần mới và sử dụng vốn với số lần chào bán: một lần hoặc nhiều lần, giá chào bán không thấp hơn giá trị sổ sách một cổ phần theo báo cáo tài chính năm hợp nhất đã được kiểm toán gần nhất của Công ty; Thông qua việc tăng vốn điều lệ Công ty lên tương ứng với tổng mệnh giá số lượng cổ phần phổ thông thực tế được phát hành; Đồng thời bầu bổ sung TV HĐQT…

Bài Viết Liên Quan

Back to top button