Nhiều nhà máy thép thế giới dừng sản xuất, Hòa Phát vẫn mở rộng đầu tư
Tập đoàn Hoà Phát (HPG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022. Theo đó, doanh thu của Tập đoàn đạt 34.441 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ở mức âm 1.786 tỷ đồng, giảm 117% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, lũy kế 9 tháng, HPG đạt 116.559 tỷ đồng doanh thu và 10.443 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Theo Ban Lãnh đạo HPG, kết quả kinh doanh trên là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với năm ngoái, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh khiến cho Tập đoàn đạt mức lợi nhuận âm kỷ lục.
Với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, cổ phiếu HPG của Hòa Phát cũng không tránh khỏi bị bán mạnh xuống mức dưới đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá đóng cửa thấp nhất trong vòng gần 2 năm (tính theo giá điều chỉnh) của cổ phiếu đầu ngành thép này.
Như vậy, sau khi chính thức rơi xuống giao dịch trong vùng giá 14.650 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 11/2022. So với mức giá cao nhất từng đạt được từ tháng 10/2021, thị giá hiện tại của HPG bay hơn 60% .Theo đó, mức định giá của HPG thậm chí còn thấp hơn giá trị sổ sách, P/B chỉ đạt 0,76 lần, điều rất hiếm khi xảy ra bởi các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng đầu, thường có P/B lớn hơn 1.
Với vốn hóa thị trường của HPG bị thổi bay ở một một tỷ lệ cao gây “sốc” với nhà đầu tư,có thể nói là sau đúng 2 năm kể từ khi vượt qua cột mốc 100.000 tỷ đồng , HPG lại trở về với giá trị ban đầu, ngày càng xa rời nhóm vốn hóa lớn nhất tại cả sàn HoSE nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.
Theo nhiều chuyên gia, đà giảm của HPG chủ yếu nào đến từ việc dòng tiền không còn đủ dồi dào để hấp thụ lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (free float) “khổng lồ”.
Với số lượng free float gần 3,2 tỷ đơn vị cổ phiếu, giá cổ phiếu HPG chịu nhiều áp lực trong bối cảnh khan hiếm dòng tiền hiện đã không đủ sức để hấp thụ lượng cổ phiếu trôi nổi. Bên cạnh đó, cổ phiếu HPG sụt giảm trong bối cảnh nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng. Theo đó, quý 3/2022 là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 2 năm trở lại đây đối với ngành. Giá thép giảm trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào vẫn cao khiến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đầu ngành thép giảm 60% so với cùng kỳ, xuống còn khoảng 4.000 tỷ đồng.
Những ngày đầu tháng 10, giá thép xây dựng của HPG tại thị trường nội địa đang liên tục điều chỉnh giảm. Trong khi đó, giá thép cây thế giới hiện chỉ còn 1/3 so với đỉnh. Giá than và giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao đã làm tăng chi phí đầu vào sản xuất, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của HPG và nhiều doanh nghiệp thép…
Dưới góc nhìn khác, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng đã nhìn thấy khó khăn nhiều doanh nghiệp phải co hẹp sản xuất nhưng HPG vẫn tiếp tục đầu tư và mở rộng nhà máy. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận của Tập đoàn âm kỷ lục. Mới đây, nhà máy thép Aperam ở phía Đông nước Bỉ mới vừa phải đưa quyết định là ngừng sản xuất thép, do không thể trang trải chi phí để vận hành nhà máy.
Ông Bernard Hallemans, Giám đốc khu vực châu Âu của nhà máy thép Aperam, cho biết nhà máy đã bắt đầu phải dừng phần nào các hoạt động sản xuất. Tại châu Âu, nhà máy đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguyên vật liệu. Giá năng lượng quá cao cũng khiến sản lượng bị giảm từ 30 đến 50%.
Nếu tình hình này kéo dài nhiều năm, những ngành sản xuất của châu Âu như thép chẳng hạn sẽ bị tê liệt hoàn toàn. Đây là điều không mong muốn. Một số cái tên gạo cội trong ngành thép đã bắt đầu thu hẹp sản xuất để tránh tổn thất. Có thể kể đến như Thyssen Krup hay Arcelor Mittal, nhà sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới. Hãy thử hình dung về chiến lược của các doanh nghiệp khi các nhà máy thép trên thế giới nối gót nhau dừng sản xuất, trong khi các doanh nghiệp thép trong nước vẫn chưa có kế hoạch dự phòng, họ đang nhắm tới điều gì? Đó có thể là mục tiêu, tầm nhìn xa song hiện tại, nếu tiếp tục mở rộng đầu tư giữa bối cảnh hiện nay, thì đây thực sự là thách thức lớn đối với vua thép lẫn các doanh nghiệp thép tới đây…
Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp