Người tiêu dùng Việt Nam: (Kỳ 1) Sự lạc quan phục hồi rõ rệt

Sự lạc quan của người tiêu dùng phục hồi rõ rệt, đi kèm với sự tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế chính, người tiêu dùng cũng đang phân bổ lại chi tiêu, hướng tới chi tiêu tùy ý nhiều hơn.

Theo báo cáo Khảo sát “Người tiêu dùng Việt Nam: Phục hồi, tái cân bằng và đổi mới” vừa được Deloitte Đông Nam Á công bố, góc độ của ngành tiêu dùng, sự phục hồi kinh tế sẽ là dấu hiệu tốt cho các điều kiện tiêu dùng thuận lợi hơn trong trung và dài hạn.

Người tiêu dùng Việt Nam: (Kỳ 1) Sự lạc quan phục hồi rõ rệt

Sự lạc quan của người tiêu dùng phục hồi rõ rệt, đi kèm với sự tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế chính – cụ thể là đi làm và mua sắm tại cửa hàng.

Theo đó, COVID-19 chắc chắn đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế trên toàn cầu, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Việt Nam là mức độ phục hồi, thể hiện trong những nỗ lực chống lại đại dịch và những tác động đi kèm. Trong tương lai, nền kinh tế của Việt Nam dường như đã sẵn sàng phục hồi nhanh chóng nhờ thành công trong chương trình tiêm chủng quốc gia, sự mở cửa trở lại trong lĩnh vực du lịch và việc nới lỏng kiểm soát đại dịch.

Báo cáo tìm hiểu một số thay đổi chủ đạo trong hành vi người tiêu dùng và thói quen mua hàng nổi lên gần đây trên 1.000 hộ gia đình thông qua phỏng vấn trực tiếp tại bốn thành phố lớn: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Quan sát cho thấy, sự lạc quan của người tiêu dùng phục hồi rõ rệt, đi kèm với sự tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế chính – cụ thể là đi làm và mua sắm tại cửa hàng. Với triển vọng lạc quan, người tiêu dùng Việt Nam đang phân bổ lại chi tiêu, chuyển dịch từ các nhu cầu thiết yếu, hướng tới chi tiêu tùy ý nhiều hơn.

Nhìn chung, báo cáo phân tích ba xu hướng nổi bật gồm sự phục hồi trong niềm tin của người tiêu dùng; sự tái cân bằng các ưu tiên của người tiêu dùng; và sự đổi mới trong ngành bán lẻ.

Cụ thể, thứ nhất, thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc phục hồi nhanh chóng sự lạc quan của người tiêu dùng – mặc dù phải lưu ý rằng vẫn tồn tại một số khác biệt tâm lý giữa các hộ gia đình có mức thu nhập hàng tháng khác nhau, cũng như ở các thành phố khác nhau. Tuy nhiên, trên diện rộng, rõ ràng là người tiêu dùng Việt Nam đang phân bổ lại chi tiêu của họ từ các nhu cầu thiết yếu cơ bản hướng tới chi tiêu tùy thích cho các sản phẩm giải trí và phong cách sống.

Thứ hai, người tiêu dùng, đang cân bằng lại các ưu tiên của họ, đánh đổi các thuộc tính về giá cả để có những cân nhắc phù hợp hơn – bao gồm nhưng không giới hạn ở chất lượng, hương vị và sự đa dạng của sản phẩm – từ đó gợi lên một số cách khả thi về mặt thương mại mà các công ty tiêu dùng có thể tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Người tiêu dùng Việt Nam: (Kỳ 1) Sự lạc quan phục hồi rõ rệt

Với triển vọng lạc quan, người tiêu dùng Việt Nam đang phân bổ lại chi tiêu, chuyển dịch từ các nhu cầu thiết yếu, hướng tới chi tiêu tùy ý nhiều hơn.

Cuối cùng, đại dịch COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình đổi mới bối cảnh bán lẻ của Việt Nam bằng cách khuyến khích sự phát triển của các kênh thương mại hiện đại và thương mại điện tử, cũng như các dịch vụ giao hàng và thức ăn mua mang đi. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, nó cũng đang thúc đẩy một số xu hướng mới có thể trở thành thói quen lâu dài trong trạng thái bình thường mới, với tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho các công ty tiêu dùng, ví dụ như các bữa ăn ‘tự làm’ từ nhà hàng.

Theo Deloitte, trong tương lai, vẫn còn phải xem những xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào trên đà phục hồi kinh tế của Việt Nam khi các biện pháp mở cửa lại biên giới có hiệu lực. Tuy nhiên, điều rõ ràng là các công ty tiêu dùng muốn tận dụng đà phát triển của những xu hướng này sẽ không chỉ cần hiểu sự chuyển động riêng lẻ mà còn cả cách các xu hướng này hội tụ với nhau khi chúng cùng diễn ra trong tương lai.

Bất chấp các lĩnh vực chuyên xuất khẩu bị ảnh hưởng trong bối cảnh các tỉnh và thành phố bị đóng cửa trong thời gian đại dịch, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vẫn tăng 2,58% trong năm 20211 nhờ vào tiêu dùng nội địa mạnh mẽ. Các dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn cũng thể hiện rõ: khối lượng xuất khẩu trong tháng 3 năm 2022 đã tăng lên 34,71 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Với việc triển khai tiêm chủng thành công trên toàn quốc và các biện pháp kiểm soát COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam hiện là khoảng 78%, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của thế giới là 58%. Đồng thời, với việc mở cửa lại biên giới cho ngành du lịch và sự nới lỏng kiểm soát trong thời gian gần đây, nền kinh tế được dự đoán sẽ phục hồi nhanh chóng. Ví dụ, ngành công nghiệp được dự báo tăng trưởng khoảng 9,5% vào năm 2022, trong khi lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp được dự báo sẽ tăng lần lượt là 5,5% và 3,5%3.

Quá trình phục hồi này có khả năng được đẩy nhanh nhờ một số cải cách chính sách quan trọng do Chính phủ đưa ra bao gồm, ví dụ, một thỏa thuận vay vốn trị giá 222 triệu USD với Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ phục hồi kinh tế toàn diện bằng cách giảm bớt gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính cho các nhóm dễ bị tác động tiêu cực, gia tăng bình đẳng giới tại nơi làm việc và thúc đẩy tài chính toàn diện; cũng như xanh hóa các chính sách thương mại, đẩy nhanh việc áp dụng Chính phủ điện tử và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Kỳ II: Hai xu hướng định hình lại hành vi người tiêu dùng Việt

Bài Viết Liên Quan

Back to top button