Gỡ “thẻ vàng” IUU để khẳng định vị trí quốc gia
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, không cách nào khác, phải thực thi nghiêm túc các quy định quốc tế, hướng đến việc khai thác bền vững.
Tại Hội nghị trực tuyến Công bố Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Uỷ ban châu Âu (EC) lần thứ 4 theo Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/2/2023, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, hiện nay nhiều địa phương có đội tàu lớn và lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài không hề nhỏ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết qua kiểm tra lần 3, EC đã khẳng định Việt Nam đã đi đúng hướng, có sự chuyển biến tích cực nhưng để gỡ “thẻ vàng” thì chưa đáp ứng được yêu cầu.
Riêng về quản lý và giám sát đội tàu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng đây là bài toán rất lớn. Mặc dù cả nước đã lắp thiết bị giám sát hành trình cho trên 95% tàu cá thuộc diện phải lắp đặt nhưng số còn lại là đối tượng có nguy cơ cao. Cùng với đó, tàu vi phạm tại vùng biển nước ngoài vẫn còn.
Do đó, Thứ trưởng cho rằng các tỉnh cần quản lý tốt đội tàu. Đồng thời tuyên truyền tới bà con ngư dân, nâng cao nhận thức, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Quyết định số 81/QĐ-TTg thể hiện quyết tâm trong cuộc triển khai kế hoạch 180 ngày cao điểm hành động chống khai thác IUU , bỏ thẻ vàng khi EC process thanh tra lần thứ 4 vào tháng 6/2023 tới. Tất cả nội dung của Quyết định đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trên cơ sở đóng góp ý kiến của các bộ ngành và các địa phương.
“Cần phải nhớ lại sự nghiêm trọng của cả một thời kỳ thi hành luật của chúng ta chưa hiệu lực, hiệu quả còn thấp. Trong khi đó Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trở thành mắt xích trong chuỗi phân phối, cung ứng nông lâm thủy sản toàn cầu. Chính vì vậy, không cách nào khác, chúng ta phải thực thi nghiêm túc các quy định quốc tế, hướng đến việc khai thác bền vững”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Thông tin về kế hoạch hành động và chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 4 dự kiến vào tháng 6/2023, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết có nhiều nhiệm vụ mà các đơn vị chức năng phải hoàn thành 100%, như đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS); cập nhật dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).
Ngoài ra còn có việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; giám sát và truy xuất nguồn gốc sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ; điều tra, xử lý tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý và xử phạt các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; xác minh, xử lý các tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình…
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định chỉ ra là tàu vi phạm thuộc nhóm tàu có chiều dài dưới 15m (không bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình) và tàu chủ yếu hoạt động ở ngoài tỉnh.
Để quản lý các tàu này, ông Nguyễn Tuấn Thanh cho biết tỉnh sẽ rà soát chi tiết các tàu đã bán cho các tỉnh, thành phố khác thì sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi. Một số tàu thì chủ tàu của tỉnh nhưng thuyền trưởng ở địa phương khác. Tỉnh sẽ theo dõi sát sao với hướng là không cấp phép cho các tàu này. Tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề với những tàu như vậy.
Trong khi đó, đại diện tỉnh Bến Tre đề xuất các địa phương cần thường xuyên thông tin các trường hợp tàu mất kết nối với năng lượng chức năng Khuyến khích tăng cường kiểm tra kiểm tra giám sát tại vùng biển có nguy cơ cao xảy ra vi phạm trong thời gian tới.
“Hiện nay, một trong những lý do dẫn đến việc có nhiều tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là vùng biển gần bờ Việt Nam đã hết cá, sản lượng, chất lượng đều thấp. Do vậy, tỉnh Bến Tre rất ủng hộ chủ trương cắt giảm lượng tàu cá trong thời gian tới”, đại diện tỉnh Bến Tre bày tỏ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, khoảng thời gian để thực hiện kế hoạch 180 ngày cao điểm Hành động chống khai thác IUU, loại bỏ “thẻ vàng” không dài với nguồn lực còn hạn chế nhưng với quyết tâm cao và sự điều phối chặt chẽ của các ngành, địa phương , Thứ trưởng thể hiện sự tin tưởng Việt Nam sẽ bị loại bỏ thẻ vàng vào năm 2023.
“Quan trọng hơn, bên cạnh mang lại hiệu quả về kinh tế, việc Việt Nam giải quyết thẻ vàng cũng khẳng định vị thế của một đối tác tin cậy, có trách nhiệm và uy tín trên thị trường quốc tế”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT lưu ý.
Theo Thứ trưởng, việc xây dựng kế hoạch đã rất thành công, tỉ tỉ nhưng cần phải khẳng định vấn đề tổ chức thực hiện từ nay cho đến khi đoàn thanh tra của EC hướng tới là rất quan trọng.
“Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU cũng như Bộ NN&PTNT sẽ đồng hành cùng các địa phương trong suốt 180 ngày cao điểm hành động chống khai thác IUU”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ và đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như bộ máy, con người và thể hiện quyết tâm cao nhất để loại bỏ bằng thẻ vàng.
Theo Quyết định 81/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4, mục tiêu đến tháng 5/2023, cơ quan chức năng cần rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương, hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định.
Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase); lập danh sách các tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các cơ quan chức năng và phân công cụ thể đơn vị, cá nhân theo dõi, quản lý.
Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại đồn/trạm biên phòng tuyến biển; kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra, vào tại cảng cá theo đúng quy định đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; theo dõi, giám sát 24/7 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá.
Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh, tàu cá của tỉnh khác cập cảng làm xác nhận nhưng thực hiện chứng nhận tại tỉnh khác. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ tàu cá mua, lắp thiết bị VMS và cước phí thuê bao vệ tinh để duy trì hoạt động thiết bị VMS.
Đáng chú ý, cần khẩn trương thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo thẩm quyền của tỉnh.
Kế hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT, đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU) và các thị trường khác có yêu cầu truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.
Về nhiệm vụ thực thi pháp luật, xử lý vi phạm, từ nay đến tháng 5/2023 phải chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xử lý 100% vụ việc tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý và xử phạt 100% các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; xác minh, xử lý 100% các tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình theo quy định…