Gỡ “nút thắt” tiếp cận tín dụng

Các tổ chức tín dụng cần tiết giảm chi phí, đơn giản hoá thủ tục hành chính, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thông qua các cơ chế như giảm phí, giảm lãi suất, điều chỉnh về cơ cấu lại nợ…

Gỡ “nút thắt” tiếp cận tín dụng

Mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế trong quý 1/2023 mới đạt 1,61%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2022 là 4,03%.

Nếu ngành ngân hàng không thực hiện ngay các biện pháp nói trên, thì khó khăn tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp sẽ còn lớn hơn nữa.

Cầu tín dụng suy yếu

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố trong báo cáo kinh tế xã hội quý 1/2023, mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,61%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2022 là 4,03%. Trong khi năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15%.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hoá nhìn nhận, sau nhiều năm đồng hành và theo dõi các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, chưa bao giờ các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như giai đoạn hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp đều khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chẳng hạn như trong lĩnh vực xây dựng, hiện có những công trình đã bắt đầu triển khai xây dựng, nhưng doanh nghiệp còn đang loay hoay do giá nguyên vật liệu tăng cao bất thường. Điều này dẫn tới việc không sản sinh ra các khối lượng sản xuất tại các công trình để hình thành tài sản đảm bảo (TSĐB), từ đó càng khó cho việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Thậm chí, có những doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn chút, thì lại không hấp thụ hết nguồn vốn vay.

Giải pháp nào gỡ khó?

Theo ông Đỗ Đình Hiệu, doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn, khả năng tiếp cận vốn cũng tùy khả năng, điều kiện của từng doanh nghiệp, trong đó điều kiện về TSĐB như lúc doanh nghiệp còn “khỏe” rõ ràng cũng khác. Chẳng hạn như thị trường bất động sản (BĐS) đang rất ảm đạm, tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp từ trước đến nay đều là BĐS, hoặc những tài sản, kiến trúc trên đất, thì việc định giá sẽ phần nào giảm giá trị.

Vì vậy, ông Hiệu cũng đề nghị một số giải pháp như:

Thứ nhất, mặc dù theo quy định của NHNN, các NHTM không được phép hạ chuẩn tín dụng, nhưng các ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong việc thẩm định TSĐB, cũng như hạn mức và các yếu tố khác liên quan đến doanh nghiệp trong lúc này.

Thứ hai, tiếp tục hạ lãi suất cho vay về dưới 10%. Bởi NHNN đã hai lần giảm lãi suất điều hành thì các TCTD cũng cần chủ động thực hiện theo.

Thứ ba, Nhà nước có giải pháp hâm nóng các thị trường, đặc biệt tăng cầu BĐS trở lại, bởi lĩnh vực này có liên quan tới gần 40 ngành nghề khác trong nền kinh tế và có sự liên thông lẫn nhau.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button