Lợi nhuận ròng từ chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững

Với hướng đi chiến lược riêng, chú trọng phát triển bền vững, Tập đoàn nguyên liệu Á Châu (AIG) duy trì tốc độ tăng trưởng tốt với lợi nhuận lớn.

Trong khi nhiều ngành kinh tế chủ lực suy giảm tăng trưởng do tác động của suy thoái kinh tế, nhất là từ quý 3 năm 2022 thì AIG vẫn ghi nhận có sự tăng trưởng, góp phần đưa kết quả kinh doanh năm 2022 khá ấn tượng. Doanh thu thuần đạt cao nhất kể từ 20 năm thành lập là 12.884 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 33%. Lợi nhuận sau thuế cũng lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay: hơn 798 tỷ đồng, vượt 17,8% so với năm 2021.

Kết quả kinh doanh ấn tượng của AIG có được chính là từ chiến lược phát triển bài bản, sự kiên trì, mạnh dạn và khả năng nắm bắt thời cơ từ tiềm năng to lớn của nông nghiệp để gây dựng và phát triển sản phẩm nguyên liệu thực phẩm.

Lợi nhuận ròng từ chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững

Ông Lê Nguyễn Đoan Duy – Giám đốc Phát triển kinh doanh tập đoàn AIG

Ông Lê Nguyễn Đoan Duy – Giám đốc Phát triển kinh doanh tập đoàn AIG chia sẻ: là nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều loại nông sản nhiệt đới nổi tiếng. Thị trường nguyên liệu thực phẩm vì thế có nhiều tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản trong những năm qua vẫn còn khá buồn: đến vụ thu hoạch, bà con nhiều nơi lại rơi vào cảnh “được mùa mất giá” hoặc không tiêu thụ được. Giá trị thu được của nông sản tươi không cao, trong khi qua chế biến, lợi nhuận thu được là lớn, đầu ra ổn định hơn.

“Nếu chuyển đổi nguyên liệu thô trở thành nguyên liệu chế biến, cung ứng cho công ty sản xuất thực phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu, chúng ta có thể nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp” – Giám đốc Phát triển kinh doanh AIG cho biết.

Hơn nữa, qua 20 năm gắn bó với ngành nông nghiệp, tập đoàn AIG nhận thấy ngành công nghiệp nguyên liệu thực phẩm – công nghiệp phụ trợ trong nông nghiệp có vai trò quan trọng. Muốn có sản phẩm thực phẩm tốt phải có nguyên liệu chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, tập đoàn đã mạnh dạn đầu tư và phát triển ngành nguyên liệu thực phẩm từ các loại nông sản Việt Nam.

Đây là hướng đi mới, đòi hỏi tập đoàn phải có chiến lược phát triển dài hạn, chấp nhận đầu tư lớn, kiên trì thực hiện bước đi bài bản, chuyên nghiệp, thậm chí chịu lỗ trong thời gian đầu để phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ đạt chuẩn. Chỉ với cách làm như vậy, tập đoàn mới xây dựng chuỗi giá trị bền vững đi từ trang trại, sản xuất nguyên liệu thực phẩm chất lượng cao, cung ứng ổn định cho các đối tác là các doanh nghiệp thực phẩm lớn trong nước và xuất khẩu đến 40 quốc gia trên thế giới.

Lợi nhuận ròng từ chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững

Dây chuyền sản xuất các sản phẩm chế biến từ dừa của tập đoàn

Đến nay, AIG là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường nguyên liệu thực phẩm trong nước với 2 vùng nguyên liệu lớn về dừa tại tỉnh Bến Tre và sắn tại tỉnh Nghệ An. Đây cũng là hai loại nông sản Việt Nam có sản lượng lớn.

Đặc biệt, nhìn thấy tiềm năng phát triển ngành nguyên liệu Việt Nam, nhiều quỹ đầu tư và các đối tác nước ngoài của tập đoàn đã hợp tác xây dựng liên doanh. Từ nguồn vốn lớn được “rót” về cùng dây chuyền công nghệ kỹ thuật hiện đại được chuyển giao, hấp thụ, AIG đã khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu nông sản Việt và tạo nên nguyên liệu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và phục vụ xuất khẩu.

Điển hình như chuỗi sản phẩm ấn tượng từ dừa gồm cơm dừa sấy khô, nước dừa Vico Fresh, bột sữa dừa, nước cốt dừa Vico Rich, dầu dừa,… Tương tự như vậy với cây sắn, AIG đã giới thiệu sản phẩm tinh bột sắn, glucose syrup sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm. Đây cũng là một trong 7 mặt hàng xuất khẩu triển vọng từ nhiều năm nay.

Cây sắn, cây dừa từ chỗ là cây lương thực thô với giá trị kinh tế thấp trở thành nguyên liệu có giá trị kinh tế cao. Hơn thế, từ chuỗi giá trị bền vững, doanh nghiệp và các hộ nông dân đã gắn kết chặt chẽ để cùng tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế bằng công nghệ cao, góp phần mang đến sự phát triển ổn định, gắn bó lâu dài giữa doanh nghiệp và người dân. Cách làm này cũng vừa khai thác hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế vượt bậc cho nông sản, vừa bảo vệ người nông dân thoát khỏi cảnh thấp thỏm “được mùa mất giá”.

Bài Viết Liên Quan

Back to top button