Cuối quý 2/2022, nhà băng nào sẽ được cấp “quota” tín dụng cao nhất?

Cho đến thời điểm này nhiều ngân hàng đã cạn room tín dụng. Vậy tháng còn lại của quí 2/2022, nhà băng nào được nới room tín dụng cao nhất?

Cuối quý 2/2022, nhà băng nào sẽ được cấp “quota” tín dụng cao nhất?

VCBS đánh giá triển vọng cho ngân hàng mẹ-VPBank với kì vọng nới room tín dụng ở mức cao so với thị trường, khoảng 23%

Hết  tháng 5/2022, nhiều nhà băng đã đề xuất với NHNN được cấp quota tín dụng. Riêng đối với nhóm Big 3 niêm yết trên sàn chứng khoán, đồng loạt đề xuất mức room tín dụng cao hơn mức hiện tại.

Theo Ban Lãnh đạo Vietcombank, đến hết quý I/2022, tín dụng Vietcombank tăng 7% so với mức tín dụng đã được cấp chính thức là 10% (còn hạn mức tín dụng dự kiến cả năm 2022 là 15% tùy thuộc NHNN có nới thêm room không. Như vậy, chỉ riêng quý đầu năm nay, VCB đã sử dụng gần hết room tín dụng đã được cấp và đang chờ được NHNN nới thêm room.

Ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDVcho biết, qua rà soát sơ bộ, ngân hàng thống kê thấy có khoảng 10.000 khách hàng ban đầu đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất và con số này sẽ tiếp tục tăng năm nay và năm tới.

Bắt đầu từ quý 4/2021 đến nay, nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên rất mạnh, đặc biệt là các khách hàng kinh doanh hiệu quả. Trong khi đó, room tín dụng 10% được NHNN cấp cho BIDV là không thể đáp ứng.

Tại ĐHĐCĐ mới đây, BIDV đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022. BIDV kỳ vọng mức lợi nhuận trước thuế đạt 20.600 tỷ đồng, đảm bảo phù hợp với diễn biến của thị trường, năng lực của nhà băng này. Dư nợ tín dụng tăng trưởng 12,5%, đảm bảo tuân thủ hạn mức tín dụng do NHNN giao. Huy động vốn phù hợp với mức sử dụng vốn và cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng với dự kiến tăng 13% trong năm nay. Do vậy với hạn mức tín dụng được cấp hiện nay sẽ rất khó để ngân hàng xoay xở hỗ trợ khách hàng. BIDV là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp trong hệ thống, chỉ 0,82%. Trong năm 2022, nhà băng này tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ này ở mức thấp dưới 1,6%.

Định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2022-2025, HĐQT BIDV đặt ra một số mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn này như sau: Tổng tài sản tăng trưởng bình quân 8-12%, dư nợ cuối kỳ và huy động vốn tăng trưởng lần lượt 8-12,5% và 8-13%; Lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng tăng từ 19-26% mỗi năm.

Còn ông Lê Duy Hải, Phó Tổng giám đốc ngân hàng VietinBank, cho biết, hiện dư nợ gói hỗ trợ lãi suất 2% thực hiện tại VietinBank ước tính chiếm 30% tổng quy mô tín dụng của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng kiến nghị NHNN tăng hạn mức tín dụng cho để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn

Đối với nhóm nngân hàng tư nhân, theo các chuyên gia room tín dụng nhóm này cùng với Big 3 ngân hàng có vốn nhà nước tiếp tục cạn. Đối với Techcombank, trong báo cáo cập nhật mới phát hành, Chứng khoán KB (KBSC) cho biết, tăng trưởng cho vay khách hàng của Techcombank hết quý I ở mức 5,3%, trong khi hoạt động đầu tư trái phiếu tiếp tục được đẩy mạnh, tăng 23,7%. Qua đó kéo tín dụng tăng 9,3% so với cuối năm 2021.

Theo KBSC, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME tiếp tục là động lực tăng trưởng tín dụng của Techcombank với mức tăng lần lượt là 6,2% và 7,8%, khối khách hàng bán buôn tăng nhẹ 2,5%. Về ngành nghề kinh doanh, dư nợ cho vay bất động sản, xây dựng vào cuối quý I /2022 là 249 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 68%; tỷ trọng ngành hàng tiêu dùng nhanh được duy trì ở mức 17% trên tổng dư nợ, số dư cho vay đạt 62 nghìn tỷ đồng.

Đối với ngân hàng VPBank, báo cáo nhận định  của Công ty Chứng khoán VCBS cho thấy, quý I/2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank  đạt 11.146 tỷ đồng (gấp gần 2 lần so với cùng kỳ). Trong đó, doanh thu từ phí gia hạn hợp đồng bảo hiểm đạt 5.500 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng lợi nhuận trước thuế.

VCBS đánh giá triển vọng cho ngân hàng mẹ kì vọng nới room tín dụng ở mức cao so với thị trường, khoảng 23%. Do thu từ khoản bán vốn từ FE Credit trị giá gần 24 nghìn tỷ đồng năm 2021, vốn chủ sở hữu của ngân hàng hợp nhất đang ở top cao của thị trường. Đây cũng là tiền đề để NHNN tạo điều kiện nới room tín dụng cao cho VPBank trong năm 2022…

Cuối quý 2/2022, nhà băng nào sẽ được cấp “quota” tín dụng cao nhất?

Năm 2022, MBBank phấn đấu tăng trưởng tín dụng 16 -20% (tùy thuộc vào sự phân bổ của NHNN) và chuẩn bị cho các kịch bản tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao. Năm ngoái, tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng này cũng đạt 25%. Trong quý I/2022, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của MBBank đạt 14,8%. Đây cũng là mức cao gấp ba lần so với mức tăng trưởng ngành là 5% và là mức tăng trưởng mạnh nhất trên toàn hệ thống. Tăng trưởng tín dụng diễn ra mạnh ở cả trái phiếu doanh nghiệp cũng như cho vay khách hàng với mức tăng trưởng lần lượt là 19,5% và 14,3%. MBBank đã gần chạm mức tín dụng tạm cấp trong quý I/2022 và đang chờ đợi phê duyệt hạn mức tín dụng mới.

Tại Hội nghị triển khai Nghị định 31/CP nhiều ngân hàng nhỏ và vừa cũng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao. Thậm chí, ở nhóm thương mại cổ phần vừa và nhỏ, nhiều ngân hàng cũng tăng trưởng 60-70% chỉ tiêu. Do vậy, nhiều nhà băng này cũng chạm trần tín dụng… Năm 2022, nhiều tổ chức phân tích ước tính tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức cao hơn khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục. Theo đó, các ngân hàng cũng sẽ được cấp room tín dụng nhiều hơn nhằm tạo điều kiện mở rộng cho vay, hỗ trợ khách hàng.

Theo ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN, tính đến 20/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 7,66%, mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Liên quan vấn đề room tín dụng, ông Tú cho biết, NHNN đã tính tới trường hợp nới “room” tăng trưởng tín dụng khi triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, khi tín dụng trong 5 tháng đầu năm đã tăng mạnh. Tuy nhiên, NHNN  hiểu rõ việc các ngân hàng thương mại cần tăng hạn mức tín dụng. Thời điểm tăng, mức tăng bao nhiêu cần phải tính toán rất thận trọng, phù hợp với các cân đối vĩ mô và chậm nhất trong quí 2/2022 room tín dụng sẽ cho các nhà băng sẽ được công bố rộng rãi…

Theo Hà Phương

(Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Bài Viết Liên Quan

Back to top button